Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức Chương 6. Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 – 1527) Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) SBT Lịch sử và Địa lý 7 Kết nối tri thức: 1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?...

Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) SBT Lịch sử và Địa lý 7 Kết nối tri thức: 1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?...

Trả lời Phần A: Bài tập 1, 2, 3; Phần B: Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?...

Câu hỏi:

Phần A Bài tập 1

Hãy xác định phương án đúng.

1.1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

A. Chính sách cai trị tàn độc của quân Minh đối với nhân dân Đại Việt.

B. Quân Minh ép Lê Lợi ra làm quan.

C. Do tác động của cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.

D.Vương triều Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống Minh.

Giải: A. Chính sách cai trị tàn độc của quân Minh đối với nhân dân Đại Việt.

1.2. Nơi Lê Lợi chọn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa là

A. Lang Chánh (Thanh Hoá).

B. Tây Đô (Thanh Hoá).

C. Lam Sơn (Thanh Hoá).

D. Thọ Xuân (Thanh Hoá).

Trả lời: C. Lam Sơn (Thanh Hoá)

1.3. Vì sao cuối năm 1424, Nguyễn Chích hiến kế cho nghĩa quân Lam Sơn đánh chiếm Nghệ An?

A. Căn cứ của nghĩa quân ở Thanh Hoá đã bị quân Minh chiếm.

B. Nghệ An không có quân Minh nên dễ dàng đánh chiếm.

C. Nghệ An là quê hương của Nguyễn Chích, nên ông rất hiểu về vùng đất này.

D. Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa thế hiểm yếu, có thể làm căn cứ lâu dài để phát triển lực lượng nghĩa quân.

Hướng dẫn giải: D. Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa thế hiểm yếu, có thể làm căn cứ lâu dài để phát triển lực lượng nghĩa quân.

1.4. Tháng 11 – 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã mai phục và giành thắng lợi trước quân Minh ở đâu?

A. Tốt Động – Chúc Động (Hà Nội).

B. Chi Lăng – Xương Giang (Lạng Sơn – Bắc Ninh).

C. Đông Quan (Hà Nội).

D. Tây Đô (Thanh Hoá).

Giải: A. Tốt Động – Chúc Động (Hà Nội).

1.5. Tại ải Chi Lăng (Lạng Sơn), nghĩa quân Lam Sơn đã phục kích và giết tướng Minh là

A. Vương Thông

B. Mộc Thạnh.

C. Liễu Thăng.

D. Trần Trí

Trả lời: C. Liễu Thăng.

1.6. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

A. Do nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc.

B. Do quân Minh suy yếu và không còn ý chí chiến đấu.

C. Do đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.

D. Do nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kỉ luật cao, lực lượng đông đảo và vũ khí tốt.

Đáp án: A. Do nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc.

1.7. Điểm khác nhau căn bản giữa khởi nghĩa Lam Sơn (1417 – 1427) so với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là gì?

A. Diễn ra trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm đô hộ.

B. Khi giành thắng lợi về quân sự đã chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh.

C. Không có sự giúp đỡ từ bên ngoài, điều kiện kinh tế nước ta gặp khó khăn.

D. Quân xâm lược rất hùng mạnh, có kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.

Gợi ý giải: A. Diễn ra trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm đô hộ.


Câu hỏi:

Phần A Bài tập 2

Hãy ghép thông tin ở cột A với nhân vật lịch sử ở cột B sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

Cột A

Cột B

1. Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Ông đã dâng bản Bình Ngô sách và trở thành quân sư của Lê Lợi.

a) Liễu Thăng, Mộc Thạnh

2. Ông là người “tuy gặp thời loạn mà chí càng bền, ẩn náu trong núi rừng, chăm nghề cày cấy. Vì giận quân giặc tàn bạo lấn hiếp nên càng chuyên tâm về sách thao lược, dốc hết của nhà, hậu đãi tân khách..”.

b) Nguyễn Xí

3. Ông là người đề ra kế sách “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” trong khởi nghĩa Lam Sơn.

c) Lê Lợi

4. Chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây, Vân Nam tiến vào nước ta.

d) Vương Thông

5. Dẫn đầu phái đoàn của quân Minh tham gia Hội thề Đông Quan để chấm dứt chiến tranh.

e) Nguyễn Chích

6. Ông đã liều mình cứu chủ tướng Lê Lợi.

g) Nguyễn Trãi

h) Lê Lai

Lời giải chi tiết :

Gợi ý giải: Ghép: 1 -g; 2 - c; 3 - e; 4 - a; 5 - d; 6 - h.


Câu hỏi:

Phần A Bài tập 3

Hãy lựa chọn các từ/cụm từ cho sẵn: yêu nước, giải phóng dân tộc, độc lập, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lợi, nhân dân ta, hơn hai mươi năm để hoàn thiện các đoạn dữ liệu sau.

Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh .....(1)... có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt ......(2)..... đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền .......(3)......, mở ra thời kì phát triển mới cho dân tộc.

Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do .....(4)...... có lòng ......(5)..... nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại nền độc lập cho đất nước. Nhân dân đã cùng đứng lên, đóng góp của cải, lương thực, vũ khí,... và trải qua nhiều gian khổ, hi sinh để giành thắng lợi cuối cùng.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa còn gắn liền với đường lối đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là những lãnh tụ xuất sắc .......(6)..... và ...........(7).......... cùng những vị tướng tài như ........(8).............(9)..........

Lời giải chi tiết :

Giải: (1) giải phóng dân tộc; (2) hơn hai mươi năm; (3) độc lập; (4) nhân dân; (5) yêu nước; (6) Lê Lợi; (7) Nguyễn Trãi; (8) Nguyễn Xí; (9) Nguyễn Chích.


Câu hỏi:

Phần B Bài tập 1

Hãy lập và hoàn thành bảng (theo mẫu dưới đây) những nội dung lịch sử phù hợp với các mốc thời gian của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Thời gian

Nội dung lịch sử

Đầu năm 1416

Đầu năm 1418

Từ năm 1418 – 1423

Từ năm 1424 – 1425

Từ năm 1426 – 1427

Tháng 12 – 1427

Tháng 1 – 1428

Lời giải chi tiết :

Thời gian

Nội dung lịch sử

Đầu năm 1416

Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

Đầu năm 1418

Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và xưng là Bình Định Vương.

Từ năm 1418 – 1423

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.

Từ năm 1424 – 1425

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an, Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa.

Từ năm 1426 – 1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc.

Tháng 12 – 1427

Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.

Tháng 1 – 1428

Cuộc khởi ngĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi.


Câu hỏi:

Phần B Bài tập 2

Hãy lập và hoàn thành bảng tóm tắt diễn biến chính (theo mẫu dưới đây) về hai trận đánh lớn góp phần quan trọng vào thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.

Trận Tốt Động – Chúc Động

Trận Chi Lăng – Xương Giang


Câu hỏi:

Phần B Bài tập 3

Tìm hiểu về bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và chia sẻ những điều em biết về những nội dung gợi ý dưới đây.

Lời giải chi tiết :

- Hoàn cảnh ra đời: Đầu năm 1428, sau khi đã dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình cho đất nước

- Nội dung: Tổng kết cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt từ những ngày gian lao ở núi Chí Linh đến các thắng lợi lẫy lừng Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang.

- Ý nghĩa: Thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc, chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa đó.


Câu hỏi:

Phần B Bài tập 4

Hãy giải thích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.


Câu hỏi:

Phần B Bài tập 5

Theo em, những nhân vật lịch sử nào có vai trò quan trọng đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Trình bày những đóng góp của họ.

Lời giải chi tiết :

Vai trò của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo tối cao của Lê Lợi trong toàn bộ tiến trình phát triển của cuộc khởi nghĩa.

- Nhấn mạnh đến vai trò quân sự và đấu tranh ngoại giao của Nguyễn Trãi trong toàn bộ tiến trình phát triển của cuộc khởi nghĩa.

- Nhấn mạnh đến chiến lược mở rộng địa bàn hoạt động vào Nghệ An làm chỗ đứng chân để phát triển lực lượng, tiến quân ra Bắc của Nguyễn Chích trong cuộc khởi nghĩa.


Câu hỏi:

Phần B Bài tập 6

Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Lời giải chi tiết :

Từ khởi nghĩa Lam Sơn, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:

- Phải dựa vào sức dân.

- Phải huy động được tinh thần đoàn kết toàn dân mới có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Như Bác Hồ từng nói: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK