Bài tập 1. Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Ý nào sau đây không phải việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi hoàn thành thống nhất đất nước?
A. Lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).
B. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình.
C. Đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
D. Kiện toàn thêm một bước chính quyền ở trung ương và địa phương.
Trả lời: C. Đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
1.2. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 là
A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Đinh Toàn.
C. Lê Hoàn.
D. Lý Thường Kiệt
Trả lời: C. Lê Hoàn
1.3. Quan sát lược đồ hình 1 (trang 49, SGK) và cho biết quân Tống bị quân ta đánh bại ở đâu?
A. Hoa Lư, Đại La.
B. Lạng Sơn, Chi Lăng. Tây Kết.
C. Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng.
D. Đại La, Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng,
Trả lời: D. Đại La, Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng,
1.4. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 là
A. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cổ Việt.
B. Làm cho nhà Tống và các triều đại phong kiến phương Bắc sau này ở Trung Quốc không dám sang xâm lược nước ta nữa.
C. Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
D. Chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cồ Việt.
Trả lời: B. Làm cho nhà Tống và các triều đại phong kiến phương Bắc sau này ở Trung Quốc không dám sang xâm lược nước ta nữa.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK