Hãy xác định phương án đúng
1.1. Vương quốc Cam-pu-chia được hình thành từ
A. thế kỉ V.
B. thế kỉ VI.
C. thế kỉ IX.
D. thế kỉ XIII.
Dựa vào nội dung mục 1 trang 42 SGK Lịch sử & Địa lý 7.
Từ thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me hình thành với tên gọi là Chân Lạp (sau đó gọi là Cam-pu-chia).
=> Chọn B
1.2. Thời kì phát triển nhất của Vương quốc Cam-pu-chia là
A. thời kì kinh đô Cam-pu-chia đóng ở Ăng-co (802-1432).
B. thời kì trị vì của vua Giay-a-vác-nam II.
C. thế kỉ XIII.
D. từ khi kinh đô chuyển về phía nam Biển Hồ.
Dựa vào nội dung mục 1 trang 42 SGK Lịch sử & Địa lý 7.
Năm 802, vua Giay-a-vác-man II thống nhất lãnh thổ, đổi tên nước là Cam-pu-chia mở ra thời kì Ăng-go _ thời kì phát triển rực rỡ nhất của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV.
=> Chọn A
1.3. Ý nào không phản ánh đúng sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co?
A. Vương triều tăng cường củng cố quyền lực.
B. Nhà vua quan tâm đến đời sống nhân dân, thực hiện nhiều hoạt động công ích như lập cơ sở khám, chữa bệnh; mở đường giao thông;…
C. Nhiều hồ, kênh, mương được xây dựng tạo cơ sở cho nông nghiệp phát triển.
D. Người Khơ-me đã giành chiến thắng trước sự tấn công của người Thái vào thế kỉ XV.
Dựa vào nội dung mục 2 trang 42-43 SGK Lịch sử & Địa lý 7.
Thời Ăng-co, đất nước thống nhất, ổn định. Các nhà vua của vương triều ra sức củng cố quyền lực, đồng thời quan tâm đến đời sống nhân dân, thực hiện nhiều hoạt động công ích như: mở rộng đường giao thông, lập nhà nghỉ chân cho lữ khách, lập các cơ sở khám, chữa bệnh trên khắp lãnh thổ.
Kinh tế nông nghiệp phát triển, đào nhiều hồ, kênh mương để trữ và điều phối nước tưới.
=> Chọn D
1.4. Các vị vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã tiến hành nhiều cuộc tấn công ra bên ngoài nhưng không bao gồm lãnh thổ nào?
A. Vùng hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan ngày nay).
B. Vùng trung lưu sông Mê Công (Lào ngày nay).
C. Chăm -pa.
D. Trung Quốc.
Dựa vào nội dung mục 2 trang 42-43 SGK Lịch sử & Địa lý 7.
Lãnh thổ của vương quốc đã mở rộng sang vùng hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào ngày nay). Đặc biệt, năm 1190, quân Cam-pu-chia tiến đánh và biến Chăm-pa thành một tỉnh của vương quốc này.
=> Chọn D
1.5. Nét nổi bật nhất của văn hoá Lào và văn hoá Cam-pu-chia là
A. đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.
B. đều có hệ thống chữ viết riêng.
C. biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hoá từ bên ngoài, kết hợp với nét đặc sắc truyền thống văn hoá bản địa để xây dựng nền văn hoá riêng rất đặc sắc.
D. có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng.
Dựa vào nội dung mục 3 trang 43 SGK Lịch sử & Địa lý 7.
Người Khơ-me có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa,… Thời kì này, bên cạnh Hin-đu giáo thì Phật giáo cũng được đề cao với nhiều công trình kiến thức lớn mang dấu ấn Phật giáo được xây dựng.
Dòng văn học dân gian và văn học viết với các truyện thần thoại, truyện cười, truyện cười,… rất phong phú.
=> Chọn C
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK