Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức Chương 2. Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại Các lĩnh vực chủ yếu Thành tựu tiêu biểu Tư tưởng – tôn giáo - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung...

Các lĩnh vực chủ yếu Thành tựu tiêu biểu Tư tưởng – tôn giáo - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung...

Dựa vào nội dung 4 trang 28 SGK Lịch sử & Địa lí 7. Phân tích, đưa ra lời giải Phần B, bài tập 1 trang 17 SBT Lịch sử - Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19 - SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức.

a, hãy lập và hoàn thiện bảng (theo mẫu dưới đây) về những thành tựu văn hoá tiêu biểu trên các lĩnh vực chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

Các lĩnh vực chủ yếu

Thành tựu tiêu biểu

Tư tưởng – tôn giáo

Sử học – văn học

Kiến trúc – điêu khắc

b, Từ bảng thống kê ở trên, hãy nêu nhận xét về thành tựu văn hoá của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung 4 trang 28 SGK Lịch sử & Địa lý 7

Lời giải chi tiết:

a,

Các lĩnh vực chủ yếu

Thành tựu tiêu biểu

Tư tưởng – tôn giáo

- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.

- Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh hành nhất dưới thời Đường

Sử học – văn học

- Các cơ quan ghi chép sử được thành lập.

- Nhiều bộ sử lớn: Minh sử, Thanh thực lục, Tứ khố toàn thư,..

- Nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

- Tiểu thuyết: Thuỷ hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây Du Kí..

Kiến trúc – điêu khắc

- Công trình nổi tiếng: Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.

- Những bức hoạ đạt tới đỉnh cao, những bức tượng phật tinh xảo, sinh động…

b, Những thành tựu mà người Trung Quốc đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hoá từ các thế kỉ trước. Đồng thời những thành tựu đó có ảnh hưởng đến các nước láng giềng.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK