Bài tập 1. Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng
1. Các cuộc phát kiến địa lý vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?
A. Đường bộ.
B. Đường biển.
C. Đường hàng không.
D. Đường sông.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 15 SGK Lịch sử & Địa lý 7, kết hợp quan sát lược đồ một số cuộc phát kiến địa lý lớn trang 14 SGK Lịch sử & Địa lý 7.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.
=> Chọn B
1.2. Những quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV – XVI?
A. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
B. Hy Lạp, I-ta-li-a.
C. Anh, Hà Lan.
D. Tây Ban Nha, Anh.
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 15 SGK Lịch sử & Địa lý 7
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.
=> Chọn A
1.3. Người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ là
A. B.Đi-a-xơ.
B. C.Cô-lôm-bô.
C. V.Ga-ma.
D. Ph.Ma-gien-lan.
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 15 SGK Lịch sử & Địa lý 7.
Năm 1492, C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về phía tây, vượt qua Đại Tây Dương và đã tìm ra vùng đất mới – châu Mỹ.
=> Chọn B
1.4. Hướng đi của C.Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lý khác?
A. Đi sang hướng đông.
B. Đi về phía tây.
C. Đi xuống hướng nam.
D. Ngược lên hướng Bắc.
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 15 SGK Lịch sử & Địa lý 7.
Năm 1492, C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về phía tây, vượt qua Đại Tây Dương và đã tìm ra vùng đất mới – châu Mỹ.
Đọc toàn bộ nội dung các cuộc phát kiến địa lý ta có thể thấy: Các nhà thám hiểm như Đi-a-xơ, Ga-ma; Ma-gien-lăng đều có xu hướng đi về phía Đông và Nam. Trong khi đó, C.Cô-lôm-bô là người đầu tiên đi về phía tây.
=> Chọn B
1.5. Người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là
A. B.Đi-a-xơ.
B. C.Cô-lôm-bô.
C. V.Ga-ma.
D. Ph.Ma-gien-lan.
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 15 SGK Lịch sử & Địa lý 7.
Năm 1519, Ph.Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ Tây Ban Nha, đi về phía tây, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới 1522.
=> Chọn D
1.6. Nội dung nào không phải là hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý ở Tây Âu thời trung đại?
A. Tạo ra cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.
B. Làm cho thị trường thế giới được mở rộng.
C. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.
D. Dẫn đến sự ra đời các thành thị trung đại.
Dựa vào nội dung mục 1 phần b trang 16 SGK Lịch sử & Địa lý 7.
Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý ở Tây Âu thời trung đại là:
Tích cực:
Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
Đem lại cho châu Âu khối lượng vàng và nguyên liệu lớn, thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp phát triển.
Tiêu cực:
Làm nảy sinh quá trình buôn bán nô lệ, xâm chiếm, cướp đoạt ruộng đất, thuộc địa
=> Chọn D
1.7. Các cuộc phát kiến địa lý đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở Châu Âu?
A. Tăng lữ, quý tộc..
B. Nông dân, quý tộc.
C. Thương nhân, quý tộc
D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.
Dựa vào nội dung mục 2 phần a trang 16 SGK Lịch sử & Địa lý 7
Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và châu Mĩ đem về châu Âu. Ở trương nước, họ dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để cướp đoạt ruộng đất của người nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công…
=> Chọn C
1.8. Những thành phần nào hình thành nên giai cấp tư sản trong xã hội Tây Âu?
A. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn lớn.
B. Chủ công trường thủ công, nông dân mất ruộng đất, nhà buôn lớn.
C. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn phá sản.
D. Chủ đồn điền, nhà buôn lớn, các thợ thủ công học việc.
Dựa vào nội dung mục 2 phần b trang 17 SGK Lịch sử & Địa lý 7
Vốn là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có,… trở thành chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn,…
=> Chọn A
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK