Sắp xếp các bước tiến hành sau đây để được quy trình đúng khi tiến hành thí nghiệm quan sát sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
(1) Chuẩn bị các loại hạt khác nhau có cùng đặc điểm là thời gian nảy mầm nhanh rồi ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 400C).
(2) Gieo các loại hạt đã nảy mầm vào đúng các chậu đã dán nhãn, dùng vòi phun sương tưới nước làm ẩm đất.
(3) Chuẩn bị các chậu nhựa có kích thước giống nhau, dán tên cây định trồng vào mỗi chậu, cho vào mỗi chậu cùng một loại đất tơi xốp và nhiều mùn.
(4) Quan sát sự nảy mầm, phân hóa rễ, thân, lá của các cây trồng trong mỗi chậu.
(5) Đặt các chậu vào môi trường đủ ánh sáng, tưới nước hằng ngày và theo dõi.
Các bước thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng và thực hành quan sát, mô tả sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật
Bước 1: Dùng dao hoặc kéo cắt chai nhựa theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang rồi cho đất vào để tạo thành chậu hoặc khay trồng cây.
Bước 2: Ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 350C đến 400C (trong khoảng 5 đến 10 giờ tùy loại hạt).
Bước 3: Gieo hạt đã nảy mầm vào chậu, dùng vòi phun sương tưới ẩm đất trong chậu.
Bước 4: Đặt chậu trong môi trường đủ ánh sáng, tưới nước hằng ngày và theo dõi.
Bước 5: Quan sát sự nảy mầm, sinh trưởng, phát triển của các cây trong mỗi chậu. Đếm số lá, dùng thước đo chiều cao cây và kích thước lá hằng ngày (trong khoảng từ 5 đến ngày) và ghi vào sổ theo dõi.
(1) => (3) => (2) => (5) => (4).
Tại sao trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 350C đến 400C?
Ngâm hạt trong nước ẩm để làm mềm vỏ hạt và tăng áp suất thẩm thấu để hạt hút nước đánh thức trạng thái ngủ nghỉ của hạt do tăng cường hô hấp tế bào.
Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước ấm (từ 350C đến 400C) với mục đích cung cấp độ ẩm và nhiệt độ phù hợp cho hạt, giúp tăng quá trình hô hấp tế bào của hạt, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, tạo điều kiện thuận lợi để hạt nảy mầm.
Thông qua hoạt động gieo hạt và theo dõi sự biến đổi của cây từ giai đoạn hạt đến cây trưởng thành, em hãy phân biệt biểu hiện của quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật theo mẫu sau:
Quá trình sinh trưởng ở thực vật có các biểu hiện như: thân dài ra, lá to lên, rễ dài ra,…
Quá trình phát triển ở thực vật có các biểu hiện như: sự nảy mầm, số lượng lá tăng thêm, tạo ra hoa, quả, mọc chồi nách,…
Khi quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số động vật qua tranh ảnh, video, cần thực hiện các yêu cầu nào trong số các yêu cầu trong bảng sau:
Khi quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số động vật qua tranh ảnh, video, cần thực hiện như sau:
- Quan sát các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của mỗi loài
- Quan sát hình thái và kích thước cơ thể sinh vật ở mỗi giai đoạn
- Quan sát biểu hiện của mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
- Quan sát điểm giống và khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở các loài.
Các yêu cầu thực hiện: 1, 3, 4, 6.
Quan sát hình "Vòng đời của một số loài động vật” trong SGK bài 38, so sánh quá trình sinh trưởng và phát triển giữa bướm và gà.
Quan sát vòng đời của bướm và gà, so sánh điểm giống nhau và khác nhau về sự sinh trưởng và phát triển ở các loài động vật.
Lưu ý về sự phát triển ở động vật, có loài động vật phát triển qua biến thái và loài động vật phát triển không qua biến thái. Ở những loài động vật phát triển qua biến thái lại có 2 dạng là biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
- Giống nhau: đều qua các giai đoạn trứng, con trưởng thành.
- Khác nhau:
+ Gà: không có sự thay đổi về hình thái từ sau khi trứng nở.
+ Bướm: có sự thay đổi về hình thái qua các giai đoạn:
Trứng => ấu trùng => nhộng => con trưởng thành.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK