Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức Chương V. Ánh sáng Bài 17. Ảnh của vật qua gương phẳng trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Cần bố trí gương phẳng như thế nào để có ảnh ngược chiều với...

Bài 17. Ảnh của vật qua gương phẳng trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Cần bố trí gương phẳng như thế nào để có ảnh ngược chiều với...

Giải 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6 bài 17. Ảnh của vật qua gương phẳng trang 47 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Ảnh của một vật qua gương phẳng...Cần bố trí gương phẳng như thế nào để có ảnh ngược chiều với vật?

Câu hỏi:

17.1

Chỉ ra phát biểu sai.

Ảnh của một vật qua gương phẳng

A. là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước vật.

B. là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng.

C. là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng.

D. là ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án B. là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng.


Câu hỏi:

17.2

Cần bố trí gương phẳng như thế nào để có ảnh ngược chiều với vật?

Lời giải chi tiết :

Đặt gương vuông góc với vật


Câu hỏi:

17.3

Một vật nhỏ dạng mũi tên AB đặt trước một gương phẳng cho ảnh A’B’ như hình 17.1. Em hãy vẽ H17.1 vào vở và chỉ ra vị trí của gương phẳng bằng hình vẽ.

image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng tính chất ảnh đối xứng với vật qua gương

Lời giải chi tiết :

image

Cách vẽ

- Nối A với A’, B với B’.

- Lấy N là trung điểm của AA’, M là trung điểm của BB’.

=> Gương phẳng (G) đặt trên đường thẳng MN.


Câu hỏi:

17.4

Một người đặt mắt tại điểm M trước gương phẳng để quan sát ảnh của bức tường phái sau lưng (h17.2).

a) Vẽ hình chỉ ra khoảng PQ trên tường mà người đó quan sát được.

b) Nếu tiến lại gần gương thì khoảng PQ tăng lên hay giảm đi?

image

Hướng dẫn giải :

- Nguyên tắc chung: để quan sát được ảnh của vật qua gương thì tia sáng tới xuất phát từ vật, chiếu vào gương phải cho tia phản xạ đi vào mắt người quan sát.

- Ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương phẳng.

Lời giải chi tiết :

a) Cách xác định vùng nhìn thấy của mắt.

- Dựng đường thẳng đối xứng với tường qua gương (G).

- Từ vị trí đặt mắt, nối với mép trên và mép dưới của gương, cắt đường thẳng trên lần lượt tại P’ và Q’.

- Trên tường xác định 2 điểm: P đối xứng với P’ qua gương, Q đối xứng với Q’ qua gương.

=> PQ chính là khoảng rộng trên tường mà mắt nhìn thấy được qua gương.

image

b) Nếu tiến lại gần gương thì khoảng PQ tăng lên do góc tạo bởi hai tia giới hạn của chùm phản xạ chiếu vào mắt mở rộng hơn.


Câu hỏi:

17.5

Một người khi tư vấn lắp gương cho của hàng quần áo, đã nói rằng: “Muốn soi được toàn thân cần lắp gương phẳng có chiều cao tối thiểu bằng ½ chiều cao cơ thể”. Người đó nói đúng không? Em hãy giải thích câu trả lời của mình.

Lời giải chi tiết :

- Người đó nói đúng vì:

+ Để soi được đỉnh đầu Đ, thì tia sáng tới từ Đ qua mép gương O1 cho tia phản xạ qua mắt M.

+ Để soi được chân C, thì tia sáng tới từ C qua mép gương O2 cho tia phản xạ qua mắt M.

=> Độ cao của gương là:

\({O_1}{O_2} = EM + MF = \frac{{DM}}{2} + \frac{{MC}}{2} = \frac{{DC}}{2} = \frac{{Chiều dài cơ thể}}{2}\)

Đáp số trên không phụ thuộc vào khoảng cách từ người đến gương phẳng.

image


Câu hỏi:

17.6

Một người cao 1,60 m, đứng cách một vũng nước nhỏ trên mặt sân 2m, nhìn thấy ảnh của một cột điện qua vũng nước. Khoảng cách từ vũng nước đến cột điện là 10m (theo đường thẳng đi qua chỗ người đó đứng và vũng nước). Sử dụng thước học tập có ĐCNN đến 1mm, chọn tỉ lệ xích 1cm ứng với 1m, em hãy vẽ hình biểu diễn hiện tượng trên, từ đó xác định chiều cao cột điện. Coi mắt cách đỉnh đầu 10cm.

Lời giải chi tiết :

- Vũng nước nhỏ tương tự như một gương phẳng (G), mắt nhìn thấy ảnh Đ’ của đỉnh Đ của cột điện qua gương, như hình

image

* Cách vẽ hình

- GC = 2cm biểu diễn khoảng cách 2m từ vũng nước G đến chân người quan sát C.

- CM = 1,5 cm biểu diễn khoảng cách từ chân đến mắt M là 1,5m.

- Nối GM được tia sáng phản xạ chiếu vào mắt.

- GA = 10cm biểu diễn khoảng cách 10m từ vũng nước đến chân cột điện A.

- Từ A vẽ đường thẳng đứng vuông góc với gương GC. Kéo dài tia sáng phản xạ GM cắt đường thẳng đứng qua A tại Đ’, Đ’ là ảnh của đỉnh cột điện. Lấy Đ đối xứng với Đ’ qua A. Đ là đỉnh cột điện. Nối ĐG được tia tới.

* Đo khoảng cách AĐ trên hình vẽ được 7,5cm => Chiều cao cột điện là 7,5m.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK