Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức Mở đầu Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên trang 4, 5, 6 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Các khẳng định trong bảng sau đúng hay sai?...

Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên trang 4, 5, 6 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Các khẳng định trong bảng sau đúng hay sai?...

Trả lời 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7, 1.8, 1.9, 1.10, 1.11 bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên trang 4, 5, 6 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Các khẳng định trong bảng sau đúng hay sai?...

Câu hỏi:

1.1

Các khẳng định trong bảng sau đúng hay sai?

image

Lời giải chi tiết :

1 – Đúng 2 – Đúng 3 – Đúng 4 – Đúng 5 – Sai

6 – Đúng 7 – Sai 8 – Sai 9 - Sai


Câu hỏi:

1.2

Hãy kết nối các thông tin ở cột A vưới cột B tạo thành sự iên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng.

image

Lời giải chi tiết :

1 – c 2 – d 3 – a 4 - b


Câu hỏi:

1.3

Khẳng định nào dưới đây không đúng?

A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong khoa học tự nhiên.

B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nhiên cứu.

C. dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người,… về sự vật, hiện tượng.

D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nhiên cứu.


Câu hỏi:

1.4

Con người có thể định lượng được các sự vật hiện tượng tự nhiên dựa vào kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.

B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo.

D. Kĩ năng đo.

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án D. Kĩ năng đo.


Câu hỏi:

1.5

Cho các bước sau:

(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp.

(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.

Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là

A. (1) → (2) → (3) → (4)

B. (1) → (3) → (2) → (4)

C. (3) → (2) → (4) → (1)

D. (2) → (1) → (4) → (3)

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án D. (2) → (1) → (4) → (3)


Câu hỏi:

1.6

Khi đo chiều cao của một người ở các thời điểm khác nhau trong ngày, kết quả đo được ghi lại trong bảng 1. Em hãy nhận xét và giải thích về kết quả thu được.

Bảng 1: Kết quả đo chiều cao của người ở các thời điểm trong ngày.

Lần đo

Thời gian

Kết quả thu được

1

6 giờ

162,4 cm

2

12 giờ

161,8 cm

3

18 giờ

161,1 cm

Lời giải chi tiết :

- Lần đo 1: cao nhất do mới ngủ dậy, đĩa sụn ở cột sống chưa bị nén bởi trọng lực cơ thể.

- Lần đo 2: thấp hơn do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thể sau 6h.

- Lần đo 3: thấp hơn nữa do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thể sau 12h.


Câu hỏi:

1.7

Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng tránh hiện tượng trên.

Lời giải chi tiết :

Tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng tránh hiện tượng trên.

- Bước 1: Xác định vấn đề “Tại sao hiện tượng thiên tai lũ lụt lại xảy ra?”.

- Bước 2: Đưa ra giải thuyết: Lũ lụt là hậu quả của rừng đầu nguồn bị mất.

- Bước 3: lập kế hoạch thực hiện: Đề xuất các phương pháp tìm hiểu “rừng đầu nguồn bị mất có liên quan đến lũ lụt hay không?”.

- Bước 4: Thực hiện kế hoạch theo các phương pháp ở bước 3 bao gồm việc: thu thập, phân tích số liệu nhằm chứng minh có hoặc không mối liên quan giữa rừng đầu nguồn bị mất và hiện tượng lũ lút.

- Bước 5: Viết báo cáo quy trình nghiên cứu về hậu quả của mất rừng đầu nguồn có liên quan đến hiện tượng lũ lụt. Trong trường hợp không tìm thấy sự liên quan thì xây dựng lại giải thiết khoa học.

- Bước 6: Đề xuất tiếp tục nghiên cứu mở rộng đối với các nguyên nhân gây lũ lụt khác.


Câu hỏi:

1.8

Trong H1.1, ban đầu bình A chứa nước, bình B chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình A sang bình B thì mực nước trong bình B được vẽ trong hình. Thể tích vật rắn là

image

A. 33 ml B. 73 ml C. 32,5 ml D. 35,2 ml

Hướng dẫn giải :

- Đọc thể tích mực nước ở bình A ban đầu là V1.

- Đọc thể tích mực nước ở bình B là V2.

- Thể tích hòn đá là: V = V2 – V1.

Lời giải chi tiết :

Chọn đáp án A. 33 mll

- Thể tích mực nước ở bình A ban đầu là V1 = 37 ml

- Thể tích mực nước ở bình B là V2 = 70 ml

- Thể tích hòn đá là: V = V2 – V1 = 70 – 37 = 33 ml


Câu hỏi:

1.9

Làm thế nào để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN 7 bằng một thước đo có ĐCNN là 1mm?

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào số trang tính số tờ giấy trong sách.

- Ép chặt các tờ giấy bên trong sách (không chứa hai tờ bìa ngoài) và dùng thước có ĐCNN 1mm để đo độ dày.

- Tính độ dày của một tờ giấy bằng cách lấy độ dày của sách chia cho tổng số tờ.


Câu hỏi:

1.10

Làm thế nào để đo được thể tích của một giọt nước từ ống nhỏ giọt rơi xuống với một bình chia độ có ĐCNN là 0.5 cm3?

Lời giải chi tiết :

- Cho nước nhỏ giọt vào bình chứa. Đếm số giọt nước cho tới khi mực nước trong bình được 1 cm3. Từ đó suy ra thể tích của một giọt.

- Chú ý: nên làm việc theo nhóm 2 người.


Câu hỏi:

1.11

Để xác định thời gian chuyển động trên quãng đường dài 50cm của một viên bi trên một máng nghiêng, người ta dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số. Hỏi:

a) Phải chọn MODE nào của đồng hồ?

b) Phải bấm vào nút nào của đồn hồ để trên màn hình hiện lên các số 0000?

c) Phải nối các cổng quang điện như thế nào với các chốt ở mặt sau của đồng hồ?

Lời giải chi tiết :

a) Đặt MODE A ↔ B.

b) Bấm nút RESET.

c) Nối cổng quang 1 với chốt A; cổng quang 2 với chốt B.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK