Câu 1:
Chia sẻ hiểu biết về các nghề ở địa phương.
- Quan sát và nêu tên nghề trong mỗi hình ảnh sau:
- Nêu tên một số nghề hiện có ở địa phương em.
Em quan sát tranh và đưa ra câu trả lời, đồng thời kể thêm một số nghề hiện có ở địa phương em.
- Tên nghề trong mỗi hình ảnh:
Hình 1: Trồng lúa.
Hình 2: Chăn nuôi gia súc.
Hình 3: Trồng cây ăn quả.
Hình 4: Thợ hàn.
Hình 5: Xây dựng.
Hình 6: May mặc.
Hình 7: Sản xuất muối.
Hình 8: Đan lát thủ công
- Một số nghề hiện có ở địa phương em:
+ Làm đồ gỗ
+ Sản xuất bánh kẹo
+ Sản xuất nước mắm, mắm tôm
+ Đánh bắt thủy, hải sản
+ …..
Chia sẻ đặc trưng của một số nghề ở địa phương
Gợi ý:
- Tên nghề hiện có ở địa phương.
- Những công việc đặc trưng của nghề.
- Trang thiết bị, dụng cụ cơ bản để làm nghề.
- Những phẩm chất, năng lực của người làm nghề.
- Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm các công việc của nghề.
Em quan sát, tìm hiểu và chia sẻ
- Tên nghề hiện có ở địa phương: đánh bắt thủy hải sản
- Những công việc đặc trưng của nghề: đi đánh bắt xa bờ
- Trang thiết bị, dụng cụ cơ bản để làm nghề: lưới đánh cá, tàu đánh cá, thùng đựng cá,....
- Những phẩm chất, năng lực của người làm nghề: dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, mạnh khỏe,....
- Những nguy hiểm có thể xảy ra: thiên tai (mưa to, gió lớn, bão, sóng biển), động vật nguy hiểm dưới biển,...
- Cách giữ an toàn khi làm các công việc của nghề:
+ Có sự chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ đánh bánh và đồ bảo hộ trên thuyền.
+ Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết
+ Nhanh chóng di chuyển vào bờ nếu thấy có những dấu hiệu bất thường.
+ ….
Câu 1:
Thảo luận về cách thu thập thông tin khi tìm hiểu các đặc trưng của nghề ở địa phương.
: Em dựa vào gợi ý và tìm hiểu thêm.
Cách thu thập thông tin khi tìm hiểu các đặc trưng của nghề ở địa phương:
+ Tìm kiếm thông tin trên Internet.
+ Đọc các tài liệu tham khảo về nghề.
+ Quan sát thực tế thông qua tham quan.
+ Làm một số công việc của nghề.
+ Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi.
+ Quay phim, chụp ảnh.
+ Hỏi người thân bạn bè
+ ….
Lập kế hoạch dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương.
Gợi ý:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Tên dự án tìm hiểu đặc trưng của nghề.
- Mục tiêu thực hiện dự án.
- Nhóm thực hiện.
- Nội dung cụ thể:
+ Cách tiến hành: phỏng vấn lao động thông qua phiếu hỏi; làm một số công việc của nghề; tìm thông tin trên internet, quay phim, chụp ảnh; quan sát thực tế thông qua tham quan.
+ Phương tiện: Câu hỏi/phiếu phỏng vấn; giấy bút; máy ảnh hoặc điện thoại thông minh; máy tính nối mạng internet; tài liệu khuyến nông.
+ Thời gian: một tuần (từ..đến).
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành
Học sinh tự thực hiện
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Tên dự án tìm hiểu đặc trưng của nghề đánh bắt thủy hải sản.
- Mục tiêu thực hiện dự án:
+ Tìm hiểu về đặc trưng của nghề
+ Những điều cần thiết khi làm nghề đánh bắt thủy hải sản.
+ Những lưu ý khi đánh bắt xa bờ
- Nhóm thực hiện: Nhóm 1 lớp 7A
- Nội dung cụ thể:
+ Cách tiến hành:
Phỏng vấn lao động thông qua phiếu hỏi
Tìm thông tin trên internet, quay phim, chụp ảnh; quan sát thực tế thông qua tham quan.
+ Phương tiện:
Giấy bút;
máy ảnh hoặc điện thoại thông minh;
máy tính nối mạng internet; tài liệu tại thư viện.
+ Thời gian: từ ngày 1/7 đến 8/7/2022
Nhiệm vụ |
Phân công |
Sản phẩm dự kiến |
Tìm hiểu, thu thập thông tin về các công việc đặc trưng của nghề đán h bắt thủy hải sản |
Trần Thị Nguyệt Nga Nguyễn Mỹ Duyên |
- Bản ghi chép và hình ảnh các công việc đặc trưng của nghề. - Sản phẩm mẫu (nếu có). |
Tìm hiểu, thu thập thông tin về trang thiết bị, dụng cụ của nghề |
- Nguyễn Khánh Toàn - Phạm Linh Chi |
Bản ghi chép và hình ảnh về trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề. |
Tìm hiểu, thu thập thông tin về các phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề |
- Đỗ Khánh Tú - Trịnh Tú Anh |
Bản ghi chép về những phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề. |
Tìm hiểu, thu thập thông tin về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề |
- Trần Phương Nguyên - Nguyễn Mỹ Hạnh |
Bản ghi chép và hình ảnh về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề. |
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK