Câu 1:
Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi giao tiếp ứng xử nào trong các tranh dưới đây? Vì sao?
Em quan sát tranh tình huống và đưa ra quan điểm của bản thân.
- Em đồng tình với hành vi giao tiếp, ứng xử trong tranh 4 vì bạn nhỏ đã thể hiện sự thích thú, khen ngợi với trang phục truyền thống của dân tộc khác.
- Em không đồng tình với hành vi giao tiếp, ứng xử trong tranh 1, 2 và 3 vì:
+ Tranh 1: bạn nhỏ đã chê bai sau lưng người khác, không biết tôn trọng sự khác biệt của từng người là hành vi ứng xử thiếu văn hoá, thiếu tôn trọng người xung quanh
+ Tranh 2: vì bạn nữ có quan điểm sai lầm về nghề nghiệp, còn mang nặng tư tưởng phân biệt giới tính, không tôn trọng ước mơ của bạn.
+ Tranh 3: lời nói của bạn nhỏ thể hiện sự thiếu tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi hơn mình và đặc biệt trong trường hợp này là người có hoàn cảnh khó khăn sẽ khiến cho họ cảm thấy tự ti, mặc cảm về số phận, hoàn cảnh của mình.
Chia sẻ những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá, tôn trọng sự khác biệt mà em đã thực hiện.
Em liên hệ bản thân và chia sẻ
Một số hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá, tôn trọng sự khác biệt:
+ Luôn giữ thái độ lắng nghe chân thành khi người khác đang nói.
+ Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.
+ Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu và cảm thông
+ Không nói xấu sau lưng người khác
+ Không dè bỉu, xa lánh một người vì họ khác biệt
+ …..
- Kể lại những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá của người khác mà em đã từng thấy khi tham gia các hoạt động cộng đồng.
- Thảo luận về những điều nên và không nên làm khi tham gia các hoạt động cộng đồng để thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá.
Em tìm hiểu, quan sát và thảo luận với các bạn
- Những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá của người khác mà em đã từng thấy khi tham gia các hoạt động cộng đồng:
+ Tươi cười, thân thiện chào hỏi người qua đường
+ Nhiệt tình giúp đỡ những người gặp khó khăn
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao
+ Giúp đỡ những người khác hoàn thành công việc sau khi đã làm xong phần của mình.
+ …..
- Những điều nên và không nên làm khi tham gia các hoạt động cộng đồng để thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá:
+ Những điều nên làm:
Ăn mặc lịch sự, gọn gàng
Đến đúng giờ, sớm hơn giờ hẹn,..
Nói năng nhẹ nhàng, lễ phép với người lớn tuổi hơn.
Tươi cười, cởi mở với những người xung quanh
Chăm chú lắng nghe khi người khác đang nói
Tích cực, năng nổ hoàn thành các công việc được giao.
Chủ động giúp đỡ người khác.
Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản công cộng.
...
+ Những việc không nên làm:
Ăn mặc xuề xoà, tuỳ tiện.
Đi muộn, về sớm,
Không tuân thủ quy định chung khi diễn ra hoạt động.
Đùa nghịch, nói chuyện to tiếng gây mất trật tự công cộng
Không hoàn thành công việc được giao
Chỉ biết đến mình không quan tâm giúp đỡ người khác
Mất tập trung, làm việc riêng khi người lãnh đạo hoặc người phụ trách đang nói, phát biểu
…..
Thảo luận với các bạn để đưa ra cách ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt trong những tình huống dưới đây:
Tình huống 1: Ngày mùng 3 Tết, Hưng cùng bố mẹ và anh trai sang nhà bác Thủy chúc Tết. Ngày Tết mà nhà bác Thúy cũng không khác gì ngày thường vì không có hoa và đồ trang trí. Bác Thủy mời cả nhà ăn món chè lam những Hưng nhất quyết từ chối rồi quay sang nói với anh trai: “Sao đồ ăn như thế này mà bác ấy cũng mời khách trong ngày Tết nhỉ!”.
Tình huống 2: Nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan một tỉnh miền núi. Lớp của bạn Long được giao nhiệm vụ chuẩn bị phương tiện, trang phục và tiết mục văn nghệ để giao lưu buổi tối với người dân địa phương. Bạn Huy nói: “Chắc người dân trên này thích nhảy sạp, đốt lửa trại. Họ có thể không biết nhảy hiphop hay nhảy hiện đại nên chúng ta không cần chuẩn bị kỹ lưỡng đâu nhỉ?”
Em đọc kỹ tình huống và chia sẻ quan điểm của mình để thảo luận với các bạn nhằm đưa ra cách ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt.
Tình huống 1: Nếu là anh trai của Hưng, em sẽ khuyên Hưng không nên có thái độ mất lịch sự, thiếu tôn trọng bác Thuý và gia đình bác như vậy mà nên vui vẻ tiếp lời và nhận bánh từ bác vì bác đã rất niềm nở, vui vẻ đón tiếp gia đình mình.
Tình huống 2: Nếu là bạn của Huy, em sẽ khuyên Huy không nên suy nghĩ như vậy vì mỗi vùng đều có phong tục tập quán, lối sống và thói quen khác nhau. Chúng ta nên thể hiện sự tôn trọng họ bằng cách chuẩn bị thật tốt những nhiệm vụ được giao để thể hiện được nét văn hóa hiện đại đến những người dân nơi đây.
- Xây dựng một thông điệp ngắn kêu gọi bạn bè và mọi người xung quanh giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt của người khác.
- Thực hiện giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt của người khác trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Em xây dựng thông điệp và thể hiện thông điệp ấy trong giao tiếp hằng ngày.
- Gợi ý: “Sự khác biệt làm lên điều đặc biệt”;..
- Học sinh tự thực hiện.
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK