Câu 1:
Nghiên cứu các trường hợp sau:
a, Bố đi làm về vừa đói vừa mệt nên vào giường nằm nghỉ. Minh thấy vậy vội đi pha nước chanh mang đến giường mời bố uống với mong muốn bố sẽ đỡ cơn mệt.
b, Bà bị đau bụng đi ngoài, Hương vội tìm lọ thuốc kháng sinh đưa bà uống với hy vọng bà sẽ đỡ đau hơn khi chờ bố mẹ đi làm về.
Em có nhận xét gì về kỹ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm của các bạn trong các tình huống trên? Em có cách chăm sóc nào khác?
Em đọc tình huống và đưa ra quan điểm của mình.
- Các bạn chăm sóc người thân bị mệt, ốm chưa đúng cách vì:
+ Tình huống a: uống nước chanh có thể giúp bố bớt khát và bớt mệt nhưng khi bụng đang đói không nên uống nước chanh vì sẽ bị đau dạ dày.
+ Tình huống b: Hương tùy tiện cho người bệnh uống thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Cách chăm sóc khác:
+ Tình huống a: Minh nên đi pha nước ấm và lấy bánh haowjc đồ ngọt cho bố ăn và nhanh chóng đi nấu cơm.
+ Tình huống b: Gọi điện hỏi bố mẹ về thuốc đau bụng, hoặc chạy đến hiệu thuốc gần đó miêu tả tình trạng của bà để được bác sĩ tư vấn và cấp thuốc phù hợp
Chia sẻ thêm về kỹ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm mà em biết.
Em tìm hiểu và chia sẻ thêm những kỹ năng mà em biết.
Một số kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm:
+ Hỏi han về tình trạng sức khoẻ của người thân.
+ Đỡ người thân nằm lên giường nghỉ ngơi.
+ Cho họ uống nhiều nước.
+ Không bật điều hòa hay quạt quá mạnh.
+ Cặp nhiệt độ, chườm bằng khăn ấm.
+ Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
+ Nấu cháo hành cho người thân ăn trước khi uống thuốc
+....
Xác định việc nên, không nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.
Em tìm hiểu, quan sát và xác định
Việc nên làm |
Việc không nên làm |
Cho uống thuốc kháng sinh phải theo đơn của bác sĩ |
Tuỳ tiện cho uống thuốc |
Bổ sung dinh dưỡng bằng những món ăn giàu chất đạm, protein,... |
Cho uống nước chanh khi bụng đang đói hoặc ăn đồ cay nóng,… |
Thường xuyên hỏi han về tình trạng cơ thể của người bệnh |
Không đến gần thường xuyên vì sợ lây bệnh |
Vệ sinh cho người bệnh, phòng bệnh và nơi ở thường xuyên |
Chỉ cần vệ sinh cho người bệnh thường xuyên là đủ |
Khuyến khích người bệnh vận động |
Không để người bệnh ra khỏi giường cho đến khi khoẻ lại |
Kiểm tra nhiệt độ và đắp khăn ướt để hạ sốt |
Bật điều hòa hoặc quạt quá to |
Thảo luận và sắm vài thể hiện cách chăm sóc người thân trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Mấy hôm nay bố Lan phải giải quyết công việc phức tạp nên rất mệt mỏi. trong bữa ăn, Lan thấy bố uể oải, ăn không ngon miệng.
Tình huống 2: Ông của Vinh bị ốm nặng phải nằm viện. Ngày cuối tuần, Vinh được nghỉ học nên đến bệnh viện trông ông. Đột nhiên ông lên cơn ho và muốn nôn.
Em đọc kỹ tình huống và đưa ra cách xử lý tình huống theo quan điểm của mình.
Tình huống 1: Hỏi han tình trạng sức khỏe và tâm trạng của bố, an ủi và cổ vũ tinh thần bố. Đồng thời đấm lưng, xoa bóp và hỏi xem bố có món gì đặc biệt muốn ăn không để mẹ và mình cùng nhau làm trong bữa cơm sau.
Tình huống 2: Nhanh chóng đỡ ông dậy, lấy xô, chậu cho ông nôn vào đó, rót nước ấm cho ông uống, vuốt lưng cho ông và gọi bác sĩ nếu ông có dấu hiệu mệt hơn.
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK