Trang chủ Lớp 7 SBT Văn 7 - Kết nối tri thức Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 2 Bài tập 3 trang 12 SBT Văn lớp 7 Kết nối tri thức: Đọc lại bài thơ Chiều sông Thương trong SGK (tr.56) và trả lời các...

Bài tập 3 trang 12 SBT Văn lớp 7 Kết nối tri thức: Đọc lại bài thơ Chiều sông Thương trong SGK (tr.56) và trả lời các...

Giải Bài tập 3 trang 12 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 2

Trả lời câu hỏi bài tập 3 SBT trang 12 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1

Đọc lại bài thơ Chiều sông Thương trong SGK (tr.56) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Thể thơ của bài Chiều sông Thương có giống với bài Tiếng ve không? Nêu nhạn xét của em về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ

Hướng dẫn giải :

Đọc bài “Chiều sông Thương” và so sánh thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài xem có giống với bài “Tiếng ve” hay không.

Lời giải chi tiết :

Thể thơ của bài Chiều sông Thươngkhông giống với bài Tiếng ve. Bài thơ Chiều sông Thươngthuộc thể năm chữ, còn bài thơ Tiếng ve thuộc thể bốn chữ,

Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ:

- Cách gieo vần: vần của bài thơ được gieo khá linh hoạt: ngõ - họ, hái - nói, lên - Yên, Hạ - quả, nổi - mới, sang - màng, cau - nâu, bưởi - đợi,... Các âm a và â trong au / âu (cau/ nâu), ươ và ơ trong ươi / ơi (bưởi / đợi) gần nhau nên có thể coi các tiếng mà chúng cấu tạo bắt vần với nhau.

- Ngắt nhịp: cách ngắt nhịp linh hoạt  2/3; 1/2/2; 3/2 giúp nhà thơ dễ dàng bộc lộ cảm xúc của bản thân trước quê hương sau bao ngày xa cách

Câu 2

Trừ dòng thơ đầu tiên, chữ đầu các dòng thơ còn lại ở bài thơ Chiều sông Thương không viết hoa. Theo em, đặc điểm này có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc, nội dung bài thơ?

Hướng dẫn giải :

Đưa ra quan điểm cá nhân về tác dụng của việc tác giả để cho các dòng thơ trong bài không viết hoa đầu dòng

Lời giải chi tiết :

Bài thơ trừ câu đầu tiên, các câu còn lại không viết hoa đầu dòng để thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tác giả không viết hoa để bài thơ được biểu hiện như một lối thơ tràn dòng, dòng cảm xúc nhớ nhung, yêu mến quê hương được trải dài từ đầu đến cuối bài thơ thành một mạch cảm xúc thống nhất, liền mạch.

Câu 3

Hình ảnh sông Thương và quê hương quan họ hiện lên như thế nào trong bài thơ?

Hướng dẫn giải :

Tìm ra hình ảnh sông Thương và quê hương quan họ được tác giả miêu tả trong bài thơ

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh sông Thương và quê hương quan họ được tác giả miêu tả trong bài thơ rất đẹp, gần gũi, thơ mộng. Cụ thể như sau:

+ Đẹp lãng mạn, nên thơ: hoa Quan họ nở tím bên sông Thương, nắng thu trải đầy, trăng non múi bưởi, lúa cúi mình giấu quả, ruộng bời con gió xanh,...

+ Đẹp bình dị, thân thương: mấy cô coi máy nước / mắt dài như dao cau, bên cầu con nghé đợi / cả chiều thu sang sông.

+ Đẹp tràn đầy sức sống: mạ đã thò lá mới / trên lớp bùn sếnh sang /cho sắc mặt mùa màng/ đất quê mình thịnh vượng / những gì ta gửi gắm /sắp vàng hoe bốn bên, con sông màu nâu, con sông màu biếc, bồi cho mùa phôi thai,...

Câu 4

Tìm từ láy trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng của những từ láy đó:

- dùng dăng hoa Quan họ

  nở tím bên sông Thương

- mạ đã thò lá bưởi

 trên lớp bùn sếnh sang

Hướng dẫn giải :

Xác định đúng các từ láy được sử dụng trong các câu thơ

Lời giải chi tiết :

+ Từ láy: dùng dằng, sếnh sang

Tác dụng: Các từ láy đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của quê hương trù phú, tốt tươi. Qua đó phản ánh niềm tự hào, tình yêu quê hương sâu sắc và tâm trạng lưu luyến, không muốn rời của nhà thơ trước vẻ đẹp của hoa xoan, hoa lài

Câu 5

Trong các dòng thơ dưới đây, nhà thơ đã dùng những biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó.

- ôi con sông màu nâu

  ôi con sông màu biếc

- những gì sông muốn nói

  cánh buồm đang hát lên

Hướng dẫn giải :

Chỉ ra biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó được sử dụng trong bài thơ.

Lời giải chi tiết :

+ Điệp cấu trúc : Ôi con sông màu...

=> Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm yêu mến quê hương, yêu quý dòng sông Thương một cách tha thiết, sâu sắc của nhà thơ

+ Nhân hóa: sông muốn nói, buồm cất lên

=> Tác dụng: làm cho dòng sông, con thuyền trở nên sinh động, có hồn, có tâm tư, tình cảm, đang cất lên tiếng nói tình cảm của mình với nhà thơ. Dòng sông quê cũng yêu mến nhà thơ như chính cách mà ông yêu thương quê hương, sông nước của mình.

Câu 6

Theo em, nhà thơ có cảm xúc và suy nghĩ như thế nào về sông Thương và quê hương quan họ?

Hướng dẫn giải :

Chỉ ra cảm xúc của nhà thơ khi nghĩ về sông Thương và quê hương quan họ

Lời giải chi tiết :

Nhà thơ có tình cảm vô cùng sâu nặng với sông thương, với quê hương quan họ. Tác giả yêu quê hương tha thiết và quyến luyến, không muốn rời quê hương. Không những thế, tác giả còn cất lên thành những lời nói đầy yêu thương, trìu mến với dòng sông quê và luôn hy vọng cho quê hương ngày một phát triển và trù phú, tốt tươi hơn nữa.

Câu 7

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát những đặc điểm chính về hình thức và nội dng của bài thơ

Hướng dẫn giải :

Tổng kết lại nội dung và hình thức bài thơ bằng sơ đồ tư duy

Lời giải chi tiết :

image

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK