Trang chủ Lớp 7 SBT Văn 7 - Kết nối tri thức Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 Bài tập 9 trang 30 SBT Văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc văn bản Chiều dày của bức tường của Phạm Sông Hồng và trả l...

Bài tập 9 trang 30 SBT Văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc văn bản Chiều dày của bức tường của Phạm Sông Hồng và trả l...

Giải Bài tập 9 trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3

Đọc văn bản Chiều dày của bức tường của Phạm Sông Hồng và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Hướng dẫn giải :

Đọc câu chuyện và xác định ngôi kể của người kể chuyện

Lời giải chi tiết :

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” và kể lại toàn bộ câu chuyện

Câu 2

Căn phòng cũ của nhân vật "tôi” đã thay đổi như thế nào? Trước sự thay đổi đó, nhân vật "tôi” có cảm xúc gì?

Hướng dẫn giải :

Đọc văn bản trong SBT và chỉ ra những chi tiết cho thấy sự thay đổi của căn phòng và cảm xúc của nhân vật tôi trước sự thay đổi đó.

Lời giải chi tiết :

- Căn phòng của nhân vật “tôi” đã thay đổi rất nhiều:

+ Ngày xưa treo một bức tranh phong cảnh, còn bây giờ treo một chiếc lồng bàn nhựa xanh

+ Trước kia có chỗ để lá phong còn bây giờ chiếc tủ đã che kín khoảng tường ấy

+ Trước kia tôi còn là một đứa trẻ ở trong căn phòng nhưng giờ đây tôi đã là một người lớn trong căn phòng ấy

- Cảm xúc của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi đó: Tôi cảm thấy ngạc nhiên, ngỡ ngàng và có chút gì đó tiếc nuối trước sự thay đổi của căn phòng

Câu 3

Tại sao nhân vật "tôi” chợt giật mình nhận ra lớp kỉ niệm của mình trên những bức tường sẽ luôn nằm giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau?

Hướng dẫn giải :

Lý giải nguyên nhân nhân vật “tôi” chợt giật mình nhận ra lớp kỉ niệm của mình trên bức tường sẽ luôn nằm giữa kỉ niệm của người đến trước và người đến sau

Lời giải chi tiết :

Bởi vì nhân vật “tôi” đã nhận ra sự thay đổi của bức tường và nghĩ rằng thời gian sẽ làm phai nhòa đi hết tất cả những kỉ niệm và căn phòng chính là nơi lưu giữ kỉ niệm của người đến trước và người đến sau.

Câu 4

Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề: Chiều dày của bức tường?

Hướng dẫn giải :

Chỉ ra cách hiểu của bản thân về ý nghĩa nhan đề

Lời giải chi tiết :

“Chiều dày của bức tường” là lớp kỉ niệm để lại của người đến trước và người đến sau để lại ở căn phòng. Tất cả những kỉ niệm ấy tạo nên chiều dày của bức tường.

Câu 5

Tìm một từ thuộc từ loại số từ trong văn bản trên

Hướng dẫn giải :

Đọc văn bản và chỉ ra một từ ngữ thuộc số từ được sử dụng trong văn bản

Lời giải chi tiết :

Số từ “một”

Câu 6

Câu nào sau đây có phó từ đi kèm danh từ?

a. Tôi đang ở trong căn phòng cũ của mình

b. Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh

c. Chẳng còn ở đấy dáng người giống dáng tôi hồi bé

d. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy

Hướng dẫn giải :

Xác định câu có phó từ kèm danh từ trong các câu được đưa ra trong SBT

Lời giải chi tiết :

d. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy.

Câu 7

Tìm một câu trong đoạn trích có hai phó từ khác nhau và giải thích ý nghĩa của các phó từ đó.

Hướng dẫn giải :

Tìm trong văn bản một câu có sử dụng 2 phó từ khác nhau và giải thích ý nghĩa của phó từ đó.

Lời giải chi tiết :

Cuộc đến thăm căn phòng cũ đã không như tôi tưởng.

+ Phó từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian trước hiện tại, cho biết hoàn thành một việc gì đó trước khi nói

+ Phó từ không bổ sung ý nghĩa phủ định.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK