Trang chủ Lớp 7 SBT Văn 7 - Kết nối tri thức Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5 Bài tập 2 trang 41 SBT Văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng nôn rét ngọt (từ đầu đến...

Bài tập 2 trang 41 SBT Văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng nôn rét ngọt (từ đầu đến...

Giải Bài tập 2 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5

Đọc lại văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng nôn rét ngọt (từ đầu đến nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế) trong SGK (tr.107) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Tác giả đưa ra những lí lẽ gì để khẳng định ai cũng chuộng mùa xuân?

Hướng dẫn giải :

Tìm trong SGK những lí lẽ mà tác giả đưa ra để chứng minh rằng “ai cũng chuộng mùa xuân”

Lời giải chi tiết :

Những lí lẽ mà tác giả đưa ra để khẳng định “ai cũng chuộng mùa xuân”:

+ “Tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết.”

+ “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”

Câu 2

Vì sao tác giả lại dưa ra các đối tượng sóng đôi: non-nước, bướm-hoa, trăng-gió, trai-gái, mẹ-con, cô gái còn son (vợ)-chồng để khẳng định mối quan hệ giữa con người và mùa xuân? Cách nói này tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?

Hướng dẫn giải :

Lí giải vì sao tác giả lại đưa ra những đối tượng sóng đôi để khẳng định mối quan hệ giữa con người với mùa xuân. Chỉ ra tác dụng của cách viết như thế này.

Lời giải chi tiết :

Các đối tượng sóng đôi non - nước, bướm - hoa, trăng - gió, trai - gái, mẹ - con, cô gái còn son (vợ) - chồng có quan hệ rất mật thiết, chặt chẽ. Tác giả nêu các đối tượng sóng đôi này để khẳng định theo cách bắc cầu rằng việc con người gắn bó với mùa xuân là điều tất yếu. Qua đó, gợi liên tưởng đến những hình ảnh đẹp, những tình cảm âu yếm, mặn nồng, da diết của con người với thiên nhiên mùa xuân.

Câu 3

Cách tác giả nói về "lí do” yêu mùa xuân của những đối tượng khác nhau trong đoạn trích có gì đặc biệt? Hãy diễn tả liên tưởng của em về hoàn cảnh riêng trong cuộc sống của từng đối tượng ấy.

Hướng dẫn giải :

Chỉ ra điểm đặc biệt trong cách tác giả nói về “lí do” yêu mùa xuân của những đối tượng khác nhau trong đoạn trích. Từ đó diễn tả liên tưởng của bản thân về hoàn cảnh riêng trong cuộc sống của từng đối tượng ấy.

Lời giải chi tiết :

+ Tác giả chỉ ra “lí do” yêu mùa xuân của những đối tượng khác nhau như người em gái, chàng chai, người phụ nữ. Người em gái cảm thấy nhựa sống trong cây cối, chàng trai thấy những mời gọi của cuộc xê dịch giang hồ, người phụ nữ đợi chồng thắp lên những hi vọng.

+ Qua cách nói của tác giả, em có thể hình dung ra mỗi kiểu người khác nhau trong cuộc sống lại có “lí do” yêu mùa xuân khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh và mong ước thực tại của mỗi người. Họ là những đối tượng có tính chất đại diện mà tác giả đã đưa vào tác phẩm để minh chứng cho ý kiến của mình rằng “ai cũng chuộng mùa xuân”.

Câu 4

Những cụm từ nghe thấy rạo rực nhựa sống, đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động, mùa xanh lên hi vọng cho thấy khả năng cảm nhận thế giới xung quanh của tác giả như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Chỉ ra những cụm từ được đưa ra cho thấy khả năng cảm nhận thế giới xung quanh của tác giả như thế nào.

Lời giải chi tiết :

Những cụm từ “nghe rạo rực như nhựa sống, đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động, mùa xanh lên hi vọng”cho thấy sự nhạy cảm, tinh tế của tác giả trong cách cảm nhận thế giới xung quanh.

Câu 5

Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng ở cụm từ in đậm trong câu văn sau và nêu tác dụng:

   Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?

Hướng dẫn giải :

Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong cụm từ in đậm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật nhân hóa “bến đợi sông chờ”

Tác dụng: diễn tả nỗi niềm của người thiếu phụ có chồng đi xa lâu ngày chưa trở về. Đây là hình ảnh tượng trưng cho sự chờ đợi, ngóng trông của người vợ với người chồng đi xa.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK