Đọc đoạn trích trong SBT trang 44 và trả lời các câu hỏi:
Ở đó có những căn nhà không bao giờ khép cửa. Những căn nhà không cả vách che đằng trước, vì chẳng ai thèm tham lam của ai cái gì. Không cần giới thiệu gì cả, bản chất của xứ sở chúng tôi là đây, những ngôi nhà nầy!. Mưa Nam hay mưa Chướng, nhà chỉ treo một cái rèm bằng mấy cái bao bố may ghép lại hoặc bằng lá chằm đóp. Không cái gì cho người ta cái cảm giác thái bình, no ấm như thế, không có gì cho ta sự gần gũi, thân thuộc như thế. Những ngôi nhà rất rộng lòng, mở trong tầm nhìn của ta một chiếc giường, một cái bàn thờ gia tiên, cái bàn trà, một bức màn vải thêu hình hai con chim loan đậu trên cành trúc, thấy nhà nó hợp với con rạch nầy làm sao đâu, vì khi nước ròng rạch cũng cạn lòng, phơi đáy. Nó hợp với tính cách con người của vùng đất nầy làm sao đâu, vì người ở đây cũng sống khoảng khoát, cởi mở, rộng rãi, hào sảng.
Người ấp Mũi ít khi làm buồng để ngủ, buồng chỉ để cho con gái, cho những cặp vợ chồng son, người xứ biển thích ngủ đẳng trước nhà, chỉ cần cái mùng, khỏi chiếu, áp cái lưng trần đỏ au xuống với sàn nhà bằng gỗ được bóng như gương đồng vậy là được một giấc ngủ ngon. Mà đúng là ngủ ở ngoài này thì thích không chịu được. Nhà bao nhiêu gian thì bấy nhiều gian đầy gió. Trong cái mùi biển tanh nồng mặn mòi của những giàn lưới phơi trên giá, trong cái mùi khói ngọt bùng nhùng toả ra từ mẻ un, dường như có nhà ăn cơm chiều trễ, nghe mùi béo ngậy của cá thòi lòi i kho với nước cốt dừa. Và đâu đó chắc có vài người chuẩn bị lai rai, rõ ràng là mùi thơm khô mực nướng trên lò than đang tàn.
[...] Gió vẫn như múa, như ca, như chạy, như nấp bên ngoài cái mùng vải thơm mùi nắng. Những chiếc tàu đánh cả âm i chạy qua, và tiếng biển, đúng là tiếng biển lướt trên những búp lá đẫm sương trong rừng được, rì rào rất gần. Chỉ có tiếng biển mới mênh mông một nỗi nhớ bờ như thế.
(Nguyễn Ngọc Tư, Ngủ ở Mũi, in trong Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr. 159 – 161)
Câu 1
Những nét sinh hoạt nào của cư dân vùng đất Mũi Cà Mau được nói tới trong đoạn trích?
Chỉ ra những nét sinh hoạt của cư dân vùng đất Cà Mau được thể hiện trong đoạn trích
Đoạn trích nói về lối sinh hoạt của người dân đất Mũi như cách dựng nhà cửa, cách bài trí nhà cửa, thói quen ăn uống, sở thích ngủ đằng trước nhà.
Câu 2
Những ngôi nhà vùng đất Mũi có gì đặc biệt? Tại sao tác giả lại nói bản chất của xứ sở chúng tôi là đây, những ngôi nhà nầy?
Chỉ ra điểm đặc biệt của những ngôi nhà đất Mũi. Lí giải vì sao tác giả lại nói rằng: “bản chất của xứ sở chúng tôi là đây, những ngôi nhà này”.
+ Điểm đặc biệt của những ngôi nhà đất Mũi: không bao giờ khép cửa, không có vách che đằng trước, chỉ treo cái rèm sơ sài chắn mưa, đặc biệt nhiều gió
+ Tác giả nói rằng: “bản chất của xứ sở chúng tôi là đây, những ngôi nhà này” là bởi vì qua cách dựng nhà của người dân nơi đây, chúng ta hiểu rằng những con người đất Mũi sống hào sảng, rộng rãi, cởi mở, thật thà, hoà cùng thiên nhiên
Câu 3
Ở trong một căn nhà đơn sơ, vì sao con người lại có cảm giác về sự thái bình, no ấm?
Lí giải vì sao trong một căn nhà đơn sơ, con người lại cảm giác về sự thái bình, no ấm.
Trong một căn nhà đơn sơ, con người lại cảm giác về sự thái bình, no ấm là bởi vì họ được sống trong một môi trường thoải mái, gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, có sự quan tâm, chia sẻ của những người xung quanh. Tuy cuộc sống không quá xa hoa, đủ đầy về vật chất nhưng đổi lại cuộc sống của họ không phải nghĩ ngợi về của cải, không phải lo lắng, đề phòng nhau. Chính điều đó tạo ra sự đủ đầy và no ấm cho con người nơi đây.
Câu 4
Theo em, vì sao người xứ biển thích ngủ đằng trước nhà? Sở thích này thể hiện điều gì ở con người đất Mũi?
Dự đoán lí do người xứ biển thích ngủ ở trước nhà. Từ đó, đưa ra cảm nhận của bản thân về con người đất Mũi.
+ Người xứ biển lại thích ngủ đằng trước nhà bởi vì ngủ ở đó gió mát, hơi nước của biển thổi vào khiến họ cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
+ Sở thích đó cũng thể hiện sự khoáng đạt, mạnh mẽ, cởi mở trong tính cách người đất Mũi.
Câu 5
Cảnh sinh hoạt lúc chiều tối của cư dân đất Mũi gợi cho em những suy nghĩ gì?
Trình bày suy nghĩ của bản thân về cảnh sinh hoạt chiều tối của người đất Mũi
Cảnh sinh hoạt chiều tối của người đất Mũi được gợi tả nhiều qua mùi vị: mùi giàn lưới phơi, mùi khói hun muỗi, mùi cá thòi lòi kho, mùi mực khô nướng. Những hình ảnh này gợi ra một không gian sinh hoạt dân dã, bình dị, ấm cúng của người dân Cà Mau
Câu 6
Nêu những cụm từ thể hiện tính chất khẩu ngữ của đoạn trích.
Tìm ra những từ thể hiện tính chất khẩu ngữ của đoạn trích
Những từ thể hiện tính chất khẩu ngữ của đoạn trích là khỏi chiếu, lai rai, thích không chịu được, thấy nhà nó hợp với con rạch nầy làm sao đâu
Câu 7
Liệt kê những từ ngữ địa phương trong đoạn trích. Cho biết tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ địa phương đó.
Chỉ ra toàn bộ những từ ngữ địa phương được sử dụng trong đoạn trích và cho biết tác dụng của những từ ngữ địa phương đó.
Những từ ngữ địa phương được sử dụng trong đoạn trích: nầy, mưa nam, mưa chướng, chằm đóp, con rạch, nước ròng, khoảng khoát, ấp, mùng, khỏi, mẻ un, cá thòi lòi, lai rai
Tác dụng: Từ ngữ địa phương làm phong phú và sâu sắc thêm bản sắc văn hóa địa phương được thể hiện trong bài viết của tác giả. Đồng thời, chúng còn giúp cho người đọc có cái nhìn ấn tượng về vùng đất và con người Cà Mau được thể hiện trong đoạn trích.
Câu 8
Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau và nếu tác dụng:
a. Gió vẫn như múa, như ca, như chạy, như nấp bên ngoài cái mùng vải thơm mùi nắng.
b. Chỉ có tiếng biến mới mênh mông một nỗi nhớ bờ như thế.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn
a. Gió vẫn như múa, như ca, như chạy, như nấp bên ngoài cái mùng vải thơm mùi nắng.
- Biện pháp so sánh: Gió vẫn như múa, như ca, như chạy, như nấp bên ngoài cái mùng vải
- Biện pháp điệp ngữ: như
- Biện pháp nhân hóa: nấp bên ngoài cái mùng vải thơm mùi nắng.
Tác dụng: Giúp người đọc hình dung ra từng đợt gió ở đất mũi Cà Mau cũng vui tươi, hăng say lao động, lạc quan như chính con người nơi đây.
b. Chỉ có tiếng biển mới mênh mông một nỗi nhớ bờ như thế.
- Biện pháp nhân hóa: một nỗi nhớ bờ
- Tác dụng: làm cho biển có tâm tư, có đời sống tâm hồn với nỗi nhớ như con người.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK