Câu 1
Dựa vào bài đọc, nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B.
Em đọc lại bài đọc trong sách giáo khoa và đọc kĩ các từ ngữ ở 2 cột để nối cho phù hợp.
Câu 2
Em thích nhất hình ảnh nào trong bài đọc?
Em tự liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.
Em thích nhất hình ảnh “ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cả mẹ xuôi dòng nước, vào tận đồng sâu”.
Câu 3
Đánh dấu vào ô trống trước các từ chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đọc.
□ dầm dề
□ rả rích
□ sướt mướt
□ dai dẳng
Em đọc đoạn đầu của bài đọc và tìm những từ chỉ đặc điểm của mưa.
Những từ chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đọc là: dầm dề, sướt mướt.
Câu 4
Tìm và viết thêm các từ ngữ tả mưa
Em dựa vào hiểu biết của mình để viết thêm các từ ngữ.
Những từ ngữ tả mưa: tầm tã, xối xả, như trút nước, rả rích, dai dẳng, nặng hạt,…
Câu 5
Viết tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng c hay k dưới mỗi hình.
Em quan sát kĩ các bức tranh và tìm tên của các sự vật có trong tranh, chú ý các sự vật phải bắt đầu bằng chữ c hoặc k.
Câu 6
Chọn a hoặc b.
a. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống.
cây ….e ….ải tóc quả …anh
…e mưa …ải nghiệm bức …anh
b. Viết các từ ngữ:
- Có tiếng chức ac:
- Có tiếng chứa at:
a. Em đọc kĩ đề bài và các từ để điền đúng chính tả.
b. Em dựa vào hiểu biết của bản thân để tìm từ điền vào chỗ trống.
a. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống.
cây tre chải tóc quả chanh
che mưa trải nghiệm bức tranh
b. Viết các từ ngữ:
- Có tiếng chức ac: hạc, vác, bạc, gác, nhạc, lạc.
- Có tiếng chứa at: hát, bát, hạt, gạt, nát, nhát.
Câu 7
Điền vào chỗ trống:
a. ch hoặc tr
Đôi mắt long lanh
Màu xanh …ong vắt
Chân có móng vuốt
Vồ …uột rất tài.
b. ac hoặc at
Con lợn éc
Biết ăn, không biết h….
Con vịt nây
C… c…. không nên câu.
Em đọc kĩ các câu thơ để điền chữ hoặc vần thích hợp.
a. ch hoặc tr
Đôi mắt long lanh
Màu xanh trong vắt
Chân có móng vuốt
Vồ chuột rất tài.
b. ac hoặc at
Con lợn éc
Biết ăn, không biết hát
Con vịt nây
Cạc cạc không nên câu.
Câu 8
a. Viết tên mùa và đặc điểm của các mùa ở miền Bắc dưới mỗi tranh
b. Viết tên mùa và đặc điểm của các mùa ở miền Nam dưới mỗi tranh.
Em quan sát các bức tranh và dựa vào hiểu biết của mình về các mùa trong năm của 2 miền để hoàn thành bài tập.
a. Viết tên và đặc điểm các mùa ở miền Bắc
- Tranh 1: mùa xuân (cây cối đâm chồi nảy lộc, nhà nhà cùng nhau đón tết)
- Tranh 2: mùa hè (ánh nắng chói chang, cây cối xanh tốt)
- Tranh 3: mùa thu (gió heo may nhè nhẹ, lá vàng rụng nhiều)
- Tranh 4: mùa đông (trời lạnh, cây cối trơ trụi)
b. Viết tên và đặc điểm các mùa ở miền Nam
- Tranh 1: mùa mưa (mưa nhiều, thời tiết mát mẻ)
- Tranh 2: mùa khô (trời nắng, khô)
Câu 9
Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống.
- Ở miền Bắc, mùa nào trời lạnh□
- Ở miền Bắc, mùa đông trời lạnh□
- Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa nào□
- Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa khô□
- Sau cơn mưa, cây cối thế nào□
- Sau cơn mưa, cây cối tốt tươi□
Em đọc kĩ các câu ở đề bài
- Điền dấu chấm hỏi ở cuối câu dùng để hỏi.
- Các câu còn lại điền dấu chấm.
- Ở miền Bắc, mùa nào trời lạnh?
- Ở miền Bắc, mùa đông trời lạnh.
- Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa nào?
- Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa khô.
- Sau cơn mưa, cây cối thế nào?
- Sau cơn mưa, cây cối tốt tươi.
Câu 10
Viết 3 – 5 câu tả một đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa.
G: - Em muốn tả đồ vật gì?
- Đồ vật đó có gì nổi bật về hình dạng, màu sắc,…?
- Em thường dùng đồ vật đó vào lúc nào?
- Tình cảm của em đối với đồ vật đó như thế nào?
Em lựa chọn một đồ vật và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
* Bài tham khảo 1:
Chiếc ô là đồ vật luôn có trong ba lô đi học của em. Chiếc ô của em có mặt ngoài màu vàng, mặt trong màu đen. Mặt ngoài chiếc ô được trang trí hình những chú gấu rất đáng yêu. Mỗi khi trời mưa hay nắng, em đều dùng ô để che. Chiếc ô đi cùng em trên con đường đến trường. Nó như một người bạn của em.
* Bài tham khảo 2:
Mẹ mới mua cho em một chiếc mũ rất đẹp. Chiếc mũ màu xám, có vành rộng. Em thường đội mũ để tránh nắng mỗi khi đi ra ngoài đường. Chiếc mũ giúp em tránh được ánh nắng chói chang của mùa hè. Em rất thích chiếc mũ mẹ mua.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK