Trang chủ Lớp 7 SBT Văn 7 - Kết nối tri thức Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 8 Bài tập 1 trang 19 SBT Văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu nội dung của các đoạn văn ở phần trích trên....

Bài tập 1 trang 19 SBT Văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu nội dung của các đoạn văn ở phần trích trên....

Giải Bài tập 1 trang 19 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 8

Đọc từ câu "Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.” đến câu ”Nó cũng mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.” trong văn bản Bản đồ dẫn đường của Đa-ni-en Gốt-li-ép, SGK (tr. 56 – 57) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Nêu nội dung của các đoạn văn ở phần trích trên.

Hướng dẫn giải :

Đọc và chỉ ra nội dung của đoạn trích

Lời giải chi tiết :

+ Đoạn 1: Hoàn cảnh người ông bị mất chiếc chìa khóa và sự xuất hiện của câu chuyện về những tấm bản đồ

+ Đoạn 2: Đưa ra cách luận giải của ông về những tấm bản đồ khác nhau sẽ mang đến cho chúng ta những cách nhìn khác nhau về cuộc đời.

+ Đoạn 3: Tấm bản đồ là cách nhìn nhận về bản thân mỗi người

+ Đoạn 4: Ông kể cho cháu nghe về tấm bản đồ của mình thời trẻ.

Câu 2

Ở đoạn trích, những quan điểm đối lập nhau được tác giả nêu lên nhằm mục đích gì? Câu nào trong đoạn trích giúp em nhận biết điều đó?

Hướng dẫn giải :

Chỉ ra mục đích của tác giả khi đưa ra những quan điểm đối lập nhau. Sau đó chỉ ra câu văn chứng minh cho điều đó.

Lời giải chi tiết :

+ Mục đích của tác giả khi đưa ra những quan điểm đối lập nhau là giúp bạn đọc nhìn nhận thấy rằng mỗi con người khác nhau sẽ có những tấm bản đồ khác nhau cho cuộc đời của mình.

+ Câu văn chứng minh cho điều đó là: “Cháu thấy đấy, những tấm bản đồ này chỉ dẫn người ta đi theo những con đường khác nhau như thế nào.

Câu 3

Ý nghĩa của hình ảnh “tấm bản đồ” đã được tác giả giải thích ở hai câu văn. Đó là những câu nào? Nêu sự khác nhau về ý nghĩa “tấm bản đồ” ở hai câu văn đó.

Hướng dẫn giải :

Tìm hai câu văn trong văn bản cho thấy ý nghĩa của tấm bản đồ. Nêu sự khác nhau về ý nghĩa của tấm bản đồ ở hai câu văn đó.

Lời giải chi tiết :

Hai câu văn cho thấy ý nghĩa của tấm bản đồ:

+ “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người” (1)

+ “Sam à, tấm bản đồ này còn bao hàm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.” (2)

- Sự khác nhau về ý nghĩa của tấm bản đồ ở 2 câu văn: Câu văn (1), tấm bản đồ là cách nhìn về con người. Câu văn (2), tấm bản đồ là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.

Câu 4

Trong cuộc sống của con người, tấm bản đồ (theo nghĩa mà tác giả muốn nói ở đoạn trích có vai trò gì?

Hướng dẫn giải :

Chỉ ra vai trò của tấm bản đồ mà tác giả muốn nói đến ở đoạn trích.

Lời giải chi tiết :

Tấm bản đồ là những định hướng mà con người vạch ra cho cuộc sống của mình. Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một tấm bản đồ riêng và bước đi trên con đường mà mình đã vạch sẵn. Khi ấy, tấm bản đồ sẽ giúp con người đi đúng hướng và dễ dàng tới đích.

Câu 5

Chỉ ra biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết ở các trường hợp sau:
a. (1) Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người. (2) Thường thì cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

b. (1) Hãy thử so sánh tấm bản đồ định hướng:“Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời!” với tấm bản đồ chỉ dẫn: “Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng” (2) Với hai quan điểm khác nhau này, thì dù điều kiện sống của hai người ấy có giống nhau như thế nào đi nữa, cảm nhận của họ về cuộc sống lại rất khác biệt.

Hướng dẫn giải :

Chỉ ra biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết được sử dụng trong đoạn trích

Lời giải chi tiết :

a. Phép liên kết: Phép thế

- Từ ngữ liên kết: “Cách nhìn này” thay thế cho “cách nhìn về con người”

b. Phép liên kết: Phép thế

- Từ ngữ liên kết: “hai quan điểm khác nhau này” thay thế cho 2 quan điểm được đưa ra ở câu 1 “Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi ...chim trời” và “Cuộc sống...trân trọng”

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK