1. Khái niệm.
- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
- Có nhiều loại tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bia,…
2. Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội.
- Nguyên nhân: Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ; do ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực;…
- Hậu quả: Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực:
+ Sức khỏe, tâm lí, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình
+ Ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực
+ Làm tha hóa về nhân cách
+ Rối loạn về hành vi
+ Rơi vào lối sống buông thả
+ Dễ vi phạm pháp luật và phạm tội
+ Gây rối loạn trật tự xã hội
+ Cản trở sự phát triển của đất nước
3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Việc phòng, chống tệ nạn xã hội được Nhà nước ta quy định trong một số văn bản luật như Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Phòng, chống ma túy năm 2021,… Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức vào các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan,… Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử lý theo nhiều hình thức như: cảnh báo, xử lý hành chính, phạt tù, tử hình,… tùy thuộc vào mức độ và tính chất vi phạm.
4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội.
Học sinh có trách nhiệm:
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.
- Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường và địa phương.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.
Nguồn : Kiến ThứcLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK