Trang chủ Lớp 7 GDCD 7 - Kết nối tri thức Bài 6: Ứng phó với tâm lý căng thẳng Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp trên...

Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp trên...

Trả lời câu hỏi khám phá 3 trang 34, 35 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 7 Kết nối tri thức: Bài 6 Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Trả lời câu hỏi khám phá 3 trang 34, 35 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 7 Kết nối tri thức: Bài 6 Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Đề bài :

Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

image image

a) Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp trên.

b) Theo em, còn có những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh? Những nguyên nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học tập của học sinh?

Bài giải :

a)

Tình huống 1:

Nguyên nhân: Do khối lượng kiến thức cần phải ôn tập quá nhiều, ngoài việc học ở trường còn phải học thêm ở trung tâm hơn nữa việc di chuyển cũng khiến T thêm mệt mỏi.

Ảnh hưởng: T thường xuyên đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập sa sút.

Tình huống 2:

Nguyên nhân: A bị người lạ đe dọa và quấy rầy bằng rất nhiều tin nhắn có nội dung khiếm nhã.

Ảnh hưởng: A thường mất ngủ, giật mình, mơ thấy ác mộng và cảm thấy sợ hãi khi đến trường.

Tình huống 3:

Nguyên nhân: Bị bạn học chặn đường bắt nạt và đánh vì không cho bạn chép bài.

Ảnh hưởng: N rất sợ hãi, không dám đến trường vì sợ bị đánh.

Tình huống 4:

Nguyên nhân: M luôn phải cố ép bản thân đạt được những kì vọng mà bố mẹ mong muốn.

Ảnh hưởng: M thu mình, không muốn tiếp xúc với ai, cáu gắt, tranh cãi với bố mẹ, quát mắng em vô cớ

b) Nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh:

- Tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh tật...

- Kỳ vọng chúng ta tự đặt ra cho chính mình.

- Kỳ vọng từ gia đình, bạn bè, thầy cô

- Môi trường vật lý xung quanh: chẳng hạn như tiếng ồn, chuyển động, thời tiết hoặc thay đổi theo mùa.

- Môi trường học tập áp lực: quá nhiều bài tập, kết quả học tập đáng thất vọng, - không đủ thời gian học tập, sống xa nhà, không đủ tiền chi trả cho học tập, ...

- Môi trường gia đình: Bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, mất bạn bè, người thân

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.

Nguồn : Kiến Thức

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK