Câu 1
Khổ thơ thứ nhất trong bài đọc nói đến điều gì? (đánh dấu vào ô trống trước đáp án đúng)
Em đọc kĩ khổ thơ sau và chọn đáp án đúng:
Mẹ, mẹ ơi em bé
Từ đâu đến nhà ta
Nụ cười như tia nắng
Bàn tay như nụ hoa
Bước chân đi lẫm chẫm
Tiếng cười vang sân nhà?
Câu 2
Trong khổ thơ thứ hai và thứ ba, bạn nhỏ đoán em bé từ đâu đến? (đánh dấu vào ô trống trước đáp án đúng)
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 2 và khổ thơ thứ 3 và đánh dấu vào ô trống dưới đáp án đúng.
Câu 3
Viết 2 – 3 từ ngữ tả em bé.
Em đọc lại các khổ thơ và tìm từ ngữ tả em bé.
Những từ ngữ tả em bé là: nụ cười như tia nắng, bàn tay như nụ hoa, bước chân đi lẫm chẫm, tiếng cười vang sân nhà.
Câu 4
Điền iên, yên hoặc uyên vào chỗ trống.
- Ngoài h…., trời lặng gió.
- Hàng cây đứng lặng …. giữa trưa hè oi ả.
- Chim vành kh…. cất vang tiếng hót.
Em đọc kĩ các câu và điền vần thích hợp vào chỗ trống.
- Ngoài hiên, trời lặng gió.
- Hàng cây đứng lặng yên giữa trưa hè oi ả.
- Chim vành khuyên cất vang tiếng hót.
Câu 5
Chọn a hoặc b.
a. Chọn tiếng thích hợp điềnvào chỗ trống.
- Mẹ (dắt/ rắt) ….. em đến trường.
- Tiếng sáo diều réo (dắt/ rắt) ……
- Em bé (gieo/reo) ….. lên khi thấy mẹ về.
- Chị Bống cẩn thận (gieo/ reo) …… hạt vào chậu đất nhỏ.
b. Nhìn tranh, viết từ ngữ gọi tên sự vật có tiếng chứa ai hoặc ay.
Em đọc kĩ các từ và quan sát tranh để hoàn thành bài tập.
a. Chọn tiếng thích hợp điềnvào chỗ trống.
- Mẹ dắt em đến trường.
- Tiếng sáo diều réo rắt.
- Em bé reo lên khi thấy mẹ về.
- Chị Bống cẩn thận gieo hạt vào chậu đất nhỏ.
b. Nhìn tranh, viết từ ngữ gọi tên sự vật có tiếng chứa ai hoặc ay.
(1) bàn tay
(2) cái tai
(3) bờ vai
(4) cái váy
(5) chiếc giày
Câu 6
Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
(chải, chạy, rộn, dọn, giặt)
Sáng Chủ nhật, cả nhà đều bận ………. . Bố ………… dẹp nhà cửa. mẹ ……… giũ quần áo. Chị Bống ……… tóc cho em. Em bé tung tăng ………. nhảy.
Em đọc kĩ các câu văn và điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
Sáng Chủ nhật, cả nhà đều bận rộn. Bố dọn dẹp nhà cửa. mẹ giặt giũ quần áo. Chị Bống chải tóc cho em. Em bé tung tăng chạy nhảy.
Câu 7
Tìm từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống.
a. Em trai của mẹ gọi là………..
b. Em trai của bố gọi là…………
c. Em gái của mẹ gọi là…………
d. Em gái của bố gọi là………….
Em dựa vào kiến thức thực tế để điền từ ngữ phù hợp.
a. Em trai của mẹ gọi là cậu.
b. Em trai của bố gọi là chú.
c. Em gái của mẹ gọi là dì.
d. Em gái của bố gọi là cô.
Câu 8
Gạch chân các từ ngữ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ dưới đây:
Bà ơi hãy ngủ Có cháu ở bên Căn nhà vắng vẻ Khu vườn lặng im. |
Hương bưởi hương cau Lẫn vào tay quạt Cho bà nằm mát Giữa vòng gió thơm. (Quang Huy) |
Em đọc đoạn thơ, tìm và gạch chân những từ chỉ đặc điểm.
Các từ ngữ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ là: vắng vẻ, lặng im, mát, thơm.
Bà ơi hãy ngủ Có cháu ở bên Căn nhà vắng vẻ Khu vườn lặng im. |
Hương bưởi hương cau Lẫn vào tay quạt Cho bà nằm mát Giữa vòng gió thơm. (Quang Huy) |
Câu 9
Viết 1 – 2 câu có sử dụng các từ vừa tìm được ở bài tập 8.
Em chọn 1 – 2 từ vừa tìm được ở bài tập 8 và đặt câu với từ đó.
- Sân trường vắng vẻ.
- Hàng ghế đá lặng im.
- Hôm nay trời mát.
- Hoa hồng rất thơm.
Câu 10
Viết 3 – 4 câu kể về một việc người thân đã làm cho em.
G:
- Người thân mà em muốn kể là ai?
- Người thân của em đã làm việc gì cho em?
- Em có suy nghĩ gì về việc người thân đã làm?
- Nêu tình cảm của em đối với người thân.
Em liên hệ bản thân và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
* Bài tham khảo 1:
Mẹ là người mà em yêu quý nhất trong gia đình. Hằng ngày, mẹ làm rất nhiều việc để chăm sóc cho em và gia đình. Mẹ là người chuẩn bị tất cả các bữa ăn trong gia đình. Em rất thích ăn các món ăn mẹ nấu. Em rất yêu mẹ và mong mẹ luôn khỏe mạnh.
* Bài tham khảo 2:
Em rất yêu ông nội của em. Ông em thường xuyên kể chuyện cho em nghe mỗi dịp em về quê. Ông kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích hấp dẫn. Ông nội em là người kể chuyện hay nhất. Em mong ông sẽ thật khỏe mạnh để sống cùng em thật lâu, kể cho em nghe nhiều câu chuyện hay.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK