1. Khái niệm và một số loại di sản văn hóa.
- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
+ Di sản văn hóa vật thể: Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn,…
+ Di sản văn hóa phi vật thể: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc Bản Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ,…
2. Ý nghĩa.
- Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.
- Việc bảo tồn di sản văn hóa còn thể hiện sự tôn trọng và trân trọng công sức của ông cha ta.
- Thể hiện sự đa dạng về kinh nghiệm của ông cha ta trên các lĩnh vực khác nhau.
3. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.
Pháp luật nước ta có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Điều 14. Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Sở hữu hợp pháp di sảnvăn hóa;
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.
4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa.
Học sinh cần có trách nhiệm:
- Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa.
- Giữ gìn các di sản văn hóa.
- Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.
Nguồn : Kiến ThứcLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK