Em hãy đọc câu truyện, quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi
a, Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ như thế nào?
b, Em hãy nêu những biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác tích cực qua các bức tranh trên.
c, Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực mà em biết.
a) Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ bằng cách rèn luyện không ngừng nghỉ với tinh thần cầu tiến, sự quyết tâm cao và phương pháp đúng:
- Bác đã dành thêm 2 giờ mỗi ngày để học ngoại ngữ.
- Nhờ người Pháp giảng lại khi gặp từ không hiểu.
- Viết 10 từ mới vào tay để vừa làm việc vừa học.
- Bác còn học tiếng Anh với giáo sư người Ý vào mỗi dịp cuối tuần được nghỉ.
- Tới bất cứ nước nào Bác cũng tự học tiếng nước ấy, khi đọc sách báo, gặp một từ mới không hiểu Bác đều tra từ điển hoặc nhờ người thạo tiếng nước ấy giải thích và ghi lại vào sổ.
b)
- Những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực trong các bức tranh
+ Bức tranh 1: bạn học sinh đang nêu quan điểm, ý kiến của mình về bài học
+ Bức tranh 2: bạn học sinh làm bài tập đúng giờ
+ Bức tranh 3: bạn học sinh soạn bài trước khi lên lớp
+ Bức tranh 4: các bạn học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài
- Biểu hiện của học tập chưa tự giác, tích cực thể hiện trong bức tranh 1: trong khi các bạn đang tích cực thảo luận, làm việc; một bạn học sinh nữ đã không chú ý, làm việc riêng.
c)
- Những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực khác mà em biết:
+ Hoàn thành bài tập về nhà trước khi lên lớp;
+ Tìm cách giải những bài toán khó;
+ Đọc bài, tìm hiểu bài ở nhà (trước khi đến lớp).
+ Chăm chú nghe giảng trong giờ học;
+ Ghi chép bài đầy đủ;
+ Tham gia các hoạt động tập thể rèn luyện kỹ năng, tham gia câu lạc bộ, đọc nhiều sách.
- Những biểu hiện của học tập chưa tự giác, tích cực:
+ Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học;
+ Không làm bài tập về nhà, luôn để bố mẹ nhắc mới ngồi vào bàn học, không ghi chép bài trong khi học.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.
Nguồn : Kiến ThứcLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK