Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:
a) Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng H rất ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết.
b) Thấy hoàn cảnh bác hàng xóm khó khăn, M xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác.
c) Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như cục tẩy, bút chì, … Thấy vậy, C ngạc nhiên hỏi: “Cậu cũng có những thứ đó, sao phải mượn của V làm gì?”. K đáp: "Nhà V ở cạnh nhà mình, V rất mặc cảm về hoàn cảnh khó khăn của bản thân, nên tớ làm như vậy để bạn ấy có nhờ gì tớ thì cũng sẽ thấy thoải mái hơn.”
d) Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, T định dừng lại can ngăn nhưng A kéo tay bảo “Thôi...”.
- Hành vi của H (trong trường hợp a) không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, H nên thường xuyên gọi điện hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm đối với ông bà mình.
- Hành vi của M (trong trường hợp b) đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì M đã biết quan tâm và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bác hàng xóm.
- Hành vi của K (trong trường hợp c) đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì K đã biết suy nghĩ đến cảm xúc của bạn, nên K đã rất khéo léo trong ứng xử.
- Hành vi của A ((trong trường hợp d) thể hiện sự không quan tâm, không muốn giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Đây là một hành vi không tốt.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.
Nguồn : Kiến ThứcLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK