Hãy nêu thêm ví dụ về ảnh của vật qua gương phẳng hoặc các mặt phản xạ khác? |
Liên hệ thực tế
-Khi mặt nước yên lặng, ta thấy ảnh của tháp rùa trên mặt nước.
- Ảnh của bàn, ghế trên gạch men nhẵn bóng
Câu 1: Có thể thu được ảnh qua gương phẳng trên màn chắn không? Câu 2: Khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng có bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng không? Câu 3: Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không? |
1.
Học sinh làm thí nghiệm
2.
Quan sát thí nghiệm
3.
Quan sát thí nghiệm
Câu 1:
Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.
Câu 2:
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 3:
Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
Câu 1: Hãy nghĩ cách làm thí nghiệm để kiểm tra xem ảnh của vật qua gương phẳng có thu được trên màn chắn không. Câu 2: Hãy tiến hành thí nghiệm theo các bước sau để kiểm tra dự đoán về khoảng cách từ ảnh, vật tới tấm kính và độ lớn của ảnh so với vật (Hình 17.2) - Đặt cây nến 1 trước tấm kính (không đặt sát vào kính) và thắp sáng. - Di chuyển cây nến 2 ra phía sau tấm kính đến đúng vị trí ảnh của cây nến 1 (sao cho ảnh ngọn lửa của cây nến 1 nằm ở ngọn của cây nến 2) - So sánh độ lớn của cây nến 2 ra phía sau tấm kính đến đúng vị trí ảnh của cây nến 1 (sao cho ảnh ngọn lửa của cây nến 1 nằm ở ngọn của cây nến 2) - So sánh độ lớn ảnh của cây nến 1 với cây nến 2; đo khoảng cách từ hai cây nến đến tấm kính để từ đó rút ra kết luận. |
Học sinh làm thí nghiệm.
Câu 1:
Cách làm thí nghiệm để kiểm tra xem ảnh của vật qua gương phẳng có thu được trên màn chắn không?
- Dụng cụ thí nghiệm:
+ 1 gương phẳng
+ 2 viên phấn hoặc 2 pin giống nhau.
+ 1 tấm bìa.
- Bố trí thí nghiệm như hình:
-Tiến hành thí nghiệm:
+ Đặt một viên phấn hoặc 1pin trước gương phẳng (không đặt sát vào kính)
+ Đưa một tấm bìa dùng làm màn chắn ra sau gương.
-Kết quả thí nghiệm: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
Câu 2:
Sau khi tiến hành thí nghiệm, ta có kết quả sau:
+ Độ lớn ảnh của cây nến 1 bằng độ lớn của cây nến 2
+ Khoảng cách từ cây nến 1 đến tấm kính bằng khoảng cách từ cây nến 2 đến gương
Hãy dùng một miếng bìa có viết chữ “AMBULANCE” hướng mặt có dòng chữ vào gương phẳng để tìm ảnh của dòng chữ và trả lời câu hỏi ở phần mở bài. |
Học sinh làm thí nghiệm
+ Học sinh làm thí nghiệm thấy rằng khi cho miếng bìa có dòng chữ AMBULANCE hướng mặt có dòng chữ vào gương phẳng thì ta thấy trên gương xuất hiện dòng chữ ngược từ trái sang phải.
-Xe cứu thương là loại xe được ưu tiên, chữ “AMBULANCE” trên đầu xe cứu thương được viết ngược từ trái sang phải với mục đích khi nghe còi từ xa các phương tiện vận chuyển sẽ nhìn vào gương chiếu hậu để dễ dàng đọc được chữ AMBULANCE theo chiều xuôi. Từ đó nhận ra xe cứu thương và nhường đường cho xe qua.
Câu 1: Bạn A đứng cách bức tường 4m, trên tường treo thẳng đứng một tấm gương phẳng rộng và nhìn thấy ảnh của mình trong gương. Bạn A phải di chuyển về phía nào, một khoảng bao nhiêu để cách ảnh của mình 2m? Câu 2: Ảnh của chữ “TÌM” trong gương phẳng là chữ gì? |
1.
Vận dụng tính chất của ảnh qua gương phẳng:
+ Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương.
2.
Vận dụng tính chất của ảnh qua gương phẳng
+ Vật và ảnh đối xứng nhau qua gương phẳng.
Câu 1:
+ Gọi khoảng cách từ người đến gương là x (m)
+ Vì khoảng cách từ vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng.
=> Khoảng cách từ gương đến ảnh là x (m)
=> Khoảng cách từ người đến ảnh là x + x =
+ Theo bài, khoảng cách từ người đến ảnh là 2m
=> 2x = 2 => x = 1
+ Người đó phải di chuyển về phía trước theo hướng vuông góc với mặt gương 1 đoạn :
4-1=3m
Vậy người đó di chuyển về phía trước 3 m theo hướng vuông góc với mặt gương sao cho khoảng cách từ người đến gương là 1m.
Câu 2:
Ảnh của chữ TÌM trong gương phẳng là chữ MÍT
Câu 1: Giải thích tại sao chỉ nhìn thấy ảnh S’ mà không thể thu được ảnh này trên màn chắn. Câu 2: Hãy tìm cách vẽ hình biểu diễn ảnh của một vật qua gương phẳng mà không cần vẽ tia sáng. |
1.
Vận dụng cách dựng ảnh của một điểm sáng S.
+ Mắt ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì S’ nằm trong vùng ánh sáng của chùm tia phản xạ truyền đến mắt ta.
+ Ảnh S’ không hứng được trên màn chắn vì S’ là giao điểm của chùm phản xạ bằng cách kéo dài các tia sáng phản xạ nên không có ánh sáng thật đến ảnh ảo.
2.
Sử dụng tính chất ảnh qua gương phẳng.
+ Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
+ Khoảng cách từ một điểm đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương).
Câu 1:
Ta chỉ nhìn thấy ảnh S’ mà không thể thu được ảnh này trên màn chắn vì:
+ Mắt ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì S’ nằm trong vùng ánh sáng của chùm tia phản xạ truyền đến mắt ta.
+ Ảnh S’ không hứng được trên màn chắn vì S’ là giao điểm của chùm phản xạ bằng cách kéo dài các tia sáng phản xạ nên không có ánh sáng thật đến ảnh ảo.
=> Ảnh ảo có thể nhìn thấy được nhưng không hứng được trên màn chắn
Câu 2:
Lấy S’ đối xứng với S qua gương.
Dựa vào tính chất đối xứng của ảnh và vật qua gương phẳng, hãy dựng ảnh của vật AB qua gương phẳng (Hình 17.4) |
Sử dụng tính chất ảnh qua gương phẳng.
+ Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
+ Khoảng cách từ một điểm đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương).
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK