Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 3: Tốc độ Bài 11. Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông trang 56, 57, 58, 59 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức: Theo em nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ có...

Bài 11. Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông trang 56, 57, 58, 59 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức: Theo em nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ có...

Phân tích và giải bài 11. Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông trang 56, 57, 58, 59 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức. Theo em nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ có phải chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn không...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 56

Theo em nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ có phải chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn không?

Hướng dẫn giải :

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ ngoài do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác:

+ Người tham gia giao thông không tuân thủ các quy định giao thông, đi không đúng làn đường, lạng lách, đánh võng

+ Người tham gia giao thông chở hàng quá mức cho phép,...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 59 Câu hỏi 1

Tại sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau? So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông khác nhau trong bảng và giải thích tại sao có sự khác biệt giữa các tốc độ này (Xem Hình 11.1)

image

Hướng dẫn giải :

Sử dụng các tư liệu sưu tầm, tham khảo internet

Lời giải chi tiết :

- Quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau vì:

+ Giảm thiểu tai nạn giao thông

+ Giảm thiểu thiệt hại lớn về người và tài sản

- Tốc độ tối đa của các phương tiện tham gia giao thông từ nhỏ đến lớn là:

+ Xe máy, ô tô có tốc độ tối đa là 50 km/h

+ Xe mô tô phân khối lớn, xe chuyên dụng, xe buýt có tốc độ tối đa là 60 km/h

+ Xe tải lớn hơn hoặc bằng 3,5 tấn (trừ xe buýt), xe khách có chỗ ngồi lớn hơn hoặc bằng 30 người có tốc độ tối đa là 70 km/h

+ Xe tải nhỏ hơn 3,5 tấn (trừ xe buýt), xe khách có chỗ ngồi nhỏ hơn 30 người có tốc độ tối đa là 80 km/h

- Tùy vào khối lượng của từng xe mà tốc độ của các loại xe khác nhau, ngày nay tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều trên đường bộ, để giảm thiểu tai nạn giao thông nên nhà nước đã ban hành giới hạn tốc độ của từng loại xe.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 59 Câu hỏi 2

Giải thích sự khác biệt về tốc độ tối đa khi trời mưa và khi trời không mưa của biển báo tốc độ trên đường cao tốc ở Hình 11.2

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình

Lời giải chi tiết :

Dựa vào Hình 11.2, ta thấy rằng phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc, tốc độ tối đa khi không có mưa là 120 km/h, tốc độ tối đa khi có mưa phải giảm tốc độ xuống còn 100 km/h

- Sở dĩ có sự khác biệt này là do khi trời mưa, đường trơn, ma sát giữa mặt đường và bánh xe giảm nên nếu đi quá nhanh thì sẽ dẫn đến tai nạn giao thông


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 59 Câu hỏi 3

Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ (xem Bảng 11.1). Tìm cách chứng tỏ người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.

image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng lý thuyết trong SGK KHTN 7 trang 56

Lời giải chi tiết :

Quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các phương tiện giao thông ứng với các tốc độ khác nhau để giúp người điều khiển phương tiện giao thông có đủ thời gian phanh, tránh va chạm gây tai nạn.

Từ công thức tính tốc độ:

\(v = \frac{s}{t}\)

=> Công thức tính thời gian: \(t = \frac{s}{v}\)

Khi quãng đường s không đổi, từ biểu thức tính thời gian ta có t tỉ lệ nghịch với v, v càng lớn thì t càng nhỏ

=> Tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 59 Câu hỏi 4

Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì? Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng lý thuyết SGK KHTN 7 trang 58

Khoảng cách an toàn (m) = tốc độ (m/s) . 3 (s)

1 m/s = 3,6 km/h

Lời giải chi tiết :

Trên đường cao tốc thường có các biển báo khoảng cách giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn

Đổi \(68km/h = \frac{{170}}{9}m/s\)

Áp dụng quy tắc 3 giây, ta có khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h là:

\(\frac{{170}}{9}.3 \approx 56,67(m)\)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 59 Câu hỏi 5

Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:

- Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.

- Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Hãy thảo luận về tầm quan trọng của hai yếu tố trên.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức thực tiễn và thảo luận nhóm

Lời giải chi tiết :

Hằng năm, có rất nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, nguyên nhân dẫn đến tai nạn chủ yếu xuất phát từ các lỗi vi phạm trật tự an toàn giao thông như đi không đúng làn đường, phần đường quy định, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, chạy quá tốc độ, chuyển hướng không đúng quy định,...Tất cả các nguyên nhân này đều xuất phát từ ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông và có ít sự hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. Vì vậy hai yếu tố trên có tầm ảnh hưởng rất quan trọng, nếu thực hiện tốt hai yếu tố trên thì sẽ đảm bảo an toàn giao thông cho người tham gia.


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK