Câu 1
Theo bài đọc, những từ ngữ nào chỉ lợi ích của trò chơi lê-gô? (đánh dấu vào ô trống trước đáp án đúng)
Em đọc lại bài đọc Tớ là lê-gô trong sách giáo khoa và chọn đáp án đúng.
Câu 2
Viết lại từ ngữ tả khối lê-gô có trong bài đọc.
Em đọc kĩ bài đọc và tìm những từ ngữ tả khối lê-gô.
Những từ ngữ tả khối lê-gô là: nhỏ, đầy màu sắc, hình viên gạch, hình nhân vật tí hon, xinh xắn, nhỏ bé.
Câu 3
Viết 2 – 3 câu có sử dụng những từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 2.
Em lựa chọn 2 – 3 từ tìm được ở bài tập 2 và đặt câu với những từ đó.
- Em có một chú gấu bông rất xinh xắn.
- Bức tranh của bạn Mai được tô đầy màu sắc.
- Bàn tay nhỏ bé.
Câu 4
Điền ng hoặc ngh vào chỗ trống.
a. Dù ai nói …ả nói …iêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
b. …ười không học như …ọc không mài.
c. Mấy cậu bạn đang …ó …iêng tìm chỗ chơi đá cầu.
Em nhớ lại cách sử dụng ng/ngh:
- ngh: đi với các chữ e, ê, i.
- ng: đi với các chữ cái còn lại.
a. Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
b. Người không học như ngọc không mài.
c. Mấy cậu bạn đang ngó nghiêng tìm chỗ chơi đá cầu.
Câu 5
Chọn a hoặc b.
a. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống.
…ung thu …ung sức …ong …óng …ong xanh
b. Điền uôn hoặc uông vào chỗ trống.
Em đọc kĩ các từ và quan sát tranh để hoàn thành bài tập.
a. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống.
trung thu chung sức chong chóng trong xanh
b. Điền uôn hoặc uông vào chỗ trống.
Câu 6
a. Khoanh vào tên gọi các đồ chơi có trong ô chữ.
b. Viết lại các từ đã tìm được ở bài a.
M: xúc xắc
Em tìm các từ chỉ đồ chơi trong ô chữ, khoanh và viết lại các từ đó.
a. Khoanh vào tên gọi các đồ chơi có trong ô chữ.
b. Viết lại các từ đã tìm được ở bài a.
Những từ đã tìm được ở bài a là: siêu nhân, đất nặn, cá ngựa, búp bê, đồ hàng, diều, lê gô, bập bênh, rô bốt.
Câu 7
Chọn từ tìm được ở bài tập 6 điền vào chỗ trống.
a. Mẹ lắc chiếc ………….. xinh xắn, tạo ra những âm thanh vui tai để dỗ em bé.
b. Linh chạy thật nhanh để …… bay lên cao.
c. Những khối …………… hầu hết có hình viên gạch, được làm bằng nhựa đầy màu sắc.
Em chọn từ thích hợp vừa tìm được ở bài 6 để điền vào chỗ trống.
a. Mẹ lắc chiếc xúc xắc xinh xắn, tạo ra những âm thanh vui tai để dỗ em bé.
b. Linh chạy thật nhanh để diều bay lên cao.
c. Những khối lê gô hầu hết có hình viên gạch, được làm bằng nhựa đầy màu sắc.
Câu 8
Sắp xếp từ ngữ thành câu và viết lại câu hoàn chỉnh.
a. rất, mềm mại, chú gấu bông.
b. sặc sỡ, có nhiều màu sắc, đồ chơi lê-gô.
c. xinh xắn, bạn búp bê, và dễ thương.
Em sắp xếp các từ đề bài cho thành câu có nghĩa và viết lại.
a. Chú gấu bông rất mềm mại.
b. Đồ chơi lê-gô có nhiều màu sắc sặc sỡ.
c. Bạn búp bê xinh xắn và dễ thương.
Câu 9
Viết 3 – 4 câu giới thiệu một đồ chơi mà trẻ em yêu thích.
G:
- Em muốn giới thiệu đồ chơi nào?
- Đồ chơi đó có đặc điểm gì nổi bật?
- Em có nhận xét gì về đồ chơi đó?
Em liên hệ bản thân và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
* Bài tham khảo 1:
Vào sinh nhật năm 6 tuổi, bố tặng em một con gấu bông rất dễ thương. Chú gấu bông của em có bộ lông màu nâu nhạt. Điều đặc biệt của chú gấu là khi ấn vào nút ở sau lưng, bài hát Chúc mừng sinh nhật sẽ vang lên. Em rất thích chú gấu bông mà bố tặng cho em. Em sẽ giữ gìn chú thật cẩn thận.
* Bài tham khảo 2:
Em rất thích chiếc ô tô điều khiển từ xa mà ông ngoại đã gửi thưởng cho em vì em đạt học sinh giỏi. Chiếc ô tô là kiểu ô tô cảnh sát, có màu trắng và xanh nước biển. Điều khiển ô tô có màu đen, gồm một nút khởi động và một cái cần gạt để điều khiển hướng đi của xe. Mỗi khi khởi động, xe không chỉ đi rất nhanh mà tiếng “bí bo…bí bo” của xe cũng kêu rất vui tai. Em rất thích món quà này, em sẽ cố gắng học thật giỏi để được thưởng thêm nhiều phần quà nữa.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK