? mục 1
Quan sát hình 1 (trang 140) và đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày sự phân hóa địa hình ở Bắc Mỹ.
Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1 (Địa hình).
Sự phân hóa địa hình ở Bắc Mỹ (3 khu vực):
- Miền núi Coóc-đi-e ở phía tây: một trong những hệ thống núi lớn nhất thế giới, có độ cao trung bình 3000 - 4000 m, kéo dài 9000 km theo chiều bắc - nam, gồm nhiều dãy chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
- Miền đồng bằng ở giữa: gồm đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn, đồng bằng Trung Tâm và đồng bằng Duyên Hải, độ cao từ 200 - 500 m, thấp dần từ bắc xuống nam.
- Dãy núi A-pa-lat ở phía đông: hướng đông bắc - tây nam. Độ cao ở phần bắc từ 400 - 500 m, phần nam 1000 - 1500.
? mục 2
Dựa vào thông tin và hình trong mục 2, hãy trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ.
Đọc thông tin mục 2 (Khí hậu) và quan sát các hình 1, 2.
Sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ:
- Lãnh thổ của bắc Mỹ trải dài từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 25°B, nên khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam.
=> Có nhiều đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới.
- Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu phân hóa theo chiều đông - tây và theo độ cao.
=> Các khu vực ven biển có khí hậu điều hòa, mưa nhiều. Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt năm lớn, mưa ít hơn và khí hậu khô hạn hơn.
? mục 3
Quan sát bản đồ tự nhiên châu Mỹ (trang 140) và đọc thông tin, quan sát hình ảnh trong mục 3, hãy trình bày đặc điểm sông, hồ ở Bắc Mỹ.
Quan sát bản đồ tự nhiên châu Mỹ, hình 3 và đọc thông tin mục 3 (Sông, hồ).
Đặc điểm sông, hồ ở Bắc Mỹ:
- Mạng lưới sông khá dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ.
- Chế độ nước sông khá đa dạng do được cung cấp nước từ nhiều nguồn: mưa, tuyết và băng tan.
- Các sông lớn: Mít-xu-ri - Mi-xi-xi-pi, Mác-ken-đi, Cô-lô-ra-đô.
- Bắc Mỹ đứng đầu thế giới về số lượng các hồ có diện tích lớn (phần lớn là hồ nước ngọt).
- Các hồ lớn: hệ thống Ngũ Hồ, hồ Uy-ni-pếc, hồ Gấu Lớn, hồ Nô Lệ Lớn,...
? mục 4
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 4, hãy trình bày sự phân hóa thiên nhiên ở Bắc Mỹ.
Đọc thông tin mục 4 (Đới thiên nhiên) và quan sát hình 4.
Sự phân hóa thiên nhiên ở Bắc Mỹ:
- Đới lạnh:
+ Khí hậu cực và cận cực, lạnh giá nên nhiều nơi có lớp băng tuyết phủ dày trên diện tích rộng.
+ Phía nam ấm hơn, có mùa hạ ngắn. Thực vật chủ yếu là rêu, địa y, cỏ và cây bụi; động vật nghèo nàn, chỉ có một số loài chịu được lạnh tuần lộc, cáo Bắc cực,... và một số loài chim.
- Đới ôn hòa: Chiếm diện tích rộng và phân hóa đa dạng.
+ Phía bắc có khí hậu ôn đới, rừng lá kim phát triển.
+ Phía đông nam có khí hậu cận nhiệt ấm, ấm hơn, phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng với thành phần loài phong phú.
+ Khu vực sâu trong lục địa mưa ít, hình thành thảo nguyên.
+ Khu vực trên các cao nguyên của miền núi Coóc-đi-e, khí hậu khô hạn hình thành hoang mạc, bán hoang mạc.
+ Động vật trong đới ôn hòa đa dạng, phong phú về số loài và số lượng mỗi loài.
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 144 SGK Lịch sử và Địa lý 7
Xác định vị trí các thảm thực vật: đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, thảo nguyên trên bản đồ tự nhiên khu vực bắc Mỹ (trang 140).
Dựa vào bản đồ trang 140 và kiến thức đã học.
- Đài nguyên: vùng cực bắc của Bắc Mỹ.
- Rừng lá kim: phía bắc của lục địa Bắc Mỹ, nằm trong đới khí hậu ôn đới.
- Rừng lá rộng: phía đông nam Bắc Mỹ, trong đới khí hậu cận nhiệt đới.
- Rừng thảo nguyên: nằm sâu trong lục địa Bắc Mỹ.
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 144 SGK Lịch sử và Địa lý 7
Sưu tầm thông tin, hình ảnh thiên nhiên Bắc Mỹ.
Sưu tầm thông tin trên Internet, sách báo,...
Các hình ảnh về thiên nhiên Bắc Mỹ:
Dãy Rốc-ki
Vịnh Hớt-xơn
Cao nguyên Cô-lô-ra-đô
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK