Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và Địa lí 7 sách Kết nối tri thức Bài 5: Vị trí địa lí đặc điểm tự nhiên Châu Á Trình bày một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á và ý nghĩa của đặc điểm đó đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên...

Trình bày một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á và ý nghĩa của đặc điểm đó đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên...

Hướng dẫn làm bài luyện tập trang 114 SGK Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức - Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Á

Đề bài :

Trình bày một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á và ý nghĩa của đặc điểm đó đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên

Bài giải :

Ví dụ: Đặc điểm sông, hồ châu Á

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, tuy nhiên phân bố không đều và chế độ nước phức tạp.

- Khu vực bắc Á: mạng lưới sông dày, sông thường bị đóng băng vào mùa đông, mưa lũ vào mùa xuân.

- Khu vực Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á: mạng lưới sông ngòi dày, nhiều sông lớn, mùa lũ trùng với mùa khô, mùa cạn trùng với mùa khô.

- Tây Nam Á, Trung Á: mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

- Các hồ lớn như hồ Ca-xpi, Bai-can, A-ran... được hình thành từ đứt gãy hoặc miệng núi lửa.

=> Ý nghĩa đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

- Các con sông ở châu Á có vai trò rất quan trọng, là cái nôi hình thành một số nền văn minh như Hoàng Hà, Ấn - Hằng,...

+ Ngày nay, sông ngòi châu Á có vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường nước và xây dựng những công trình thủy lợi là thách thức mỗi quốc gia phải đối mặt.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK