Câu 1
Theo bài đọc, vì sao nhím trắng và nhím nâu có những ngày mùa đông vui vẻ, ấm áp? (đánh dấu vào ô trống trước đáp án đúng)
Em đọc lại bài đọc Nhím nâu kết bạn và lựa chọn đáp án đúng.
Câu 2
Chọn và viết lại những từ ngữ nói về nhím trắng.
Em dựa vào bài đọc và chọn những từ ngữ thích hợp.
Những từ ngữ nói về nhím trắng là: quý bạn, thân thiện, bạo dạn, vui vẻ, tốt bụng.
Câu 3
Điền g hoặc gh vào chỗ trống.
a. Suối …ặp bạn rồi …óp thành sông lớn. Sông đi ra biển Biển thanh mênh mông. (Theo Nguyễn Bao) |
b. Quả …ấc nào mà chín Cũng …ặp được mặt trời. (Theo Nguyễn Đức Quang) c. Nắng …é vào cửa lớp Xem chúng em học bài. (Theo Nguyễn Xuân Sanh) |
Em đọc kĩ các câu thơ và điền g hoặc gh vào chỗ trống cho thích hợp.
a. Suối gặp bạn rồi Góp thành sông lớn. Sông đi ra biển Biển thanh mênh mông. (Theo Nguyễn Bao) |
b. Quả gấc nào mà chín Cũng gặp được mặt trời. (Theo Nguyễn Đức Quang) c. Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài. (Theo Nguyễn Xuân Sanh) |
Câu 4
Viết vào chỗ trống.
a. Từ có tiếng chứa iu hoặc ưu
M: líu lo, lưu luyến,…
b. Từ có tiếng chứa iên hoặc iêng
M: hiền lành, siêng năng,…
Em dựa vào hiểu biết của bản thân để tìm những từ theo yêu cầu của bài tập.
a. Từ có tiếng chứa iu hoặc ưu: dịu dàng, bưu điện, nặng trĩu, về hưu, chịu khó, tựu trường,…
b. Từ có tiếng chứa iên hoặc iêng: viên bi, trống chiêng, bà tiên, cái miệng, kiên nhẫn, riêng tư,…
Câu 5
Chọn a hoặc b.
a. Điền iu hoặc ưu vào chỗ trống.
- Cái mỏ tí hon
Hai chân bé x…
Lông vàng mát d…
Chiếp chiếp suốt ngày.
- C… vốn tính nết hiền lành
Lông c… dày, xốp làm thành áo len.
b. Điền iên hoặc iêng vào chỗ trống.
S… năng và k… nhẫn
Nổi t….. biết lo xa
Kh…. thức ăn về nhà
Trữ cho ngày mưa bão.
Em đọc kĩ các câu thơ và quan sát tranh gợi ý để điền vần thích hợp.
a. Điền iu hoặc ưu vào chỗ trống.
- Cái mỏ tí hon Hai chân bé xíu Lông vàng mát dịu Chiếp chiếp suốt ngày. |
- Cừu vốn tính nết hiền lành Lông cừu dày, xốp làm thành áo len. |
b. Điền iên hoặc iêng vào chỗ trống.
Siêng năng và kiên nhẫn
Nổi tiếng biết lo xa
Khiêng thức ăn về nhà
Trữ cho ngày mưa bão.
Câu 6
Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
(nhường bạn, giúp đỡ, chia sẻ, chăm chỉ)
Em đọc kĩ các từ trong ngoặc đơn và các đoạn văn rồi chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
a. Mẹ cho Hải cái bánh rất ngon. Hải mang đến cho Hà và Xuân cùng ăn. Mẹ khen: “Con biết chia sẻ cùng bạn bè rồi đấy.”
b. Biết Hải ốm, phải nghỉ học, Xuân mang sách vở sang, giảng bài cho bạn. Hải xúc động vì bạn đã giúp đỡ khi mình bị ốm.
c. Hải và Xuân đều muốn ngồi bàn đầu. Nhưng ở đó chỉ còn một chỗ. Xuân xin cô cho Hải được ngồi chỗ mới. Cô khen Xuân đã biết nhường bạn.
Câu 7
Viết một câu về hoạt động em thích trong giờ ra chơi.
Em chọn một hoạt động trong giờ ra chơi và viết một câu về hoạt động đó.
- Em đọc truyện trong giờ ra chơi.
- Em rất thích đá cầu cùng các bạn vào giờ ra chơi.
- Giờ ra chơi, em và các bạn chơi nhảy dây.
Câu 8
Viết 3 – 4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em.
G:
- Trong giờ ra chơi, em và các bạn thường vui chơi ở đâu (trong lớp hay ngoài sân)?
- Em và các bạn thường chơi trò chơi gì?
- Em thích hoạt động nào nhất?
- Em cảm thấy thế nào sau mỗi giờ ra chơi?
Em liên hệ bản thân và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
* Bài tham khảo 1:
Giờ ra chơi, em và các bạn trong lớp thường ra ngoài sân trường chơi. Sân trường vào giờ ra chơi rất đông. Chúng em chơi rất nhiều trò chơi như đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt,… Em rất thích chơi nhảy dây cùng các bạn. Sau mỗi giờ ra chơi, em cảm thấy rất thoải mái.
* Bài tham khảo 2:
Vào giờ ra chơi, em và các bạn trong tổ thường ngồi trong lớp để trò chuyện. Chúng em nói với nhau rất nhiều câu chuyện về gia đình, về đồ chơi mới,… Em hay kể cho các bạn nghe về chú mèo nhà em. Các bạn nghe xong đều rất thích thú. Em cảm thấy rất thoải mái và được thư giãn sau mỗi giờ ra chơi.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK