Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và Địa lí 7 sách Kết nối tri thức Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia Bài 8. Vương quốc Cam-pu-chia Lịch sử 7 Kết nối tri thức: Trục thời gian những nét chính về quá trình hình thành...

Bài 8. Vương quốc Cam-pu-chia Lịch sử 7 Kết nối tri thức: Trục thời gian những nét chính về quá trình hình thành...

Gợi ý giải bài 8. Vương quốc Cam-pu-chia SGK Lịch sử 7 Kết nối tri thức. Hãy vẽ trục thời gian thể hiện những nét chính về quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Campuchia...

? mục 1

Hãy vẽ trục thời gian thể hiện những nét chính về quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Campuchia.

Hướng dẫn giải :

B1: Đọc mục 1 trang 42 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Năm 802, Giay-a-vác-man II, thống nhất lãnh thổ, Cam-pu-chia, Ăng-co, thế kỉ IX đến thế kỉ XV, tranh giành quyền lực, người Thái, người Khơ-me.

Lời giải chi tiết :

Trục thời gian những nét chính về quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Campuchia

image


? mục 2

Hãy nêu và đánh giá về sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời kì Ăng-co

Hướng dẫn giải :

B1: Đọc mục 2 trang 42, 43 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú: Đất nước thống nhất, kinh tế phát triển, nông nghiệp, thợ thủ công, chạm khắc, mở rộng quyền lực.

Lời giải chi tiết :

- Sự phát triển của vương quốc Campuchia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội:

+ Các vương triều ra sức củng cố quyền lực và quan tâm đến đời sống nhân dân.

+ Vua Giay-a-vác-ma II: mở rộng đường giao thông, lập nhà nghỉ chân cho lữ hành, mở các cơ sở khám chữa bệnh trên khắp đất nước.

+ Thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhiều kênh mương được xây để dự trữ và điều phối nước tưới.

+ Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay).

+ Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng như: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…

=> Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, chính trị, xã hội, các vua Campuchia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài. Từ đây khẳng định trong giai đoạn thời kì Ăng-co, Campuchia là một trong những vương quốc mạnh và hiếu chiến nhất ở Đông Nam Á.


? mục 3

Trình bày những nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Campuchia

Hướng dẫn giải :

B1: Đọc mục 3, quan sát hình và tư liệu trang 43 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: người Khơ-me, tín ngưỡng dân gian, Hindu giáo, Phật giáo, chữ viết được sáng tạo, văn học dân gian, kiến trúc, điêu khắc.

Lời giải chi tiết :

Những nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Campuchia:

- Tín ngưỡng – tôn giáo:

+ Người Khơ-me có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa,…

+ Thời kì này bên cạnh Hindu giáo thì Phật giáo cũng được đề cao với nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng.

- Chữ viết – văn học:

+ Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình - chữ Khơ-me cổ

+ Dòng văn học dân gian và văn học viết với các truyện thần thoại, truyện cười, truyện thơ,… rất phong phú.

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc rất phát triển, tiêu biểu là quần thể đền tháp đồ sộ và độc đáo Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…


Luyện tập

Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) thể hiện sự phát triển của vương quốc Campuchia thời kì Ăng-co

Hướng dẫn giải :

B1: Đọc mục 2 trang 42, 43 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú: Đất nước thống nhất, kinh tế phát triển, nông nghiệp, thợ thủ công, chạm khắc, mở rộng quyền lực.

Lời giải chi tiết :

Thời kì Ăng-co

Chính trị

Kinh tế

Ngoại giao

Văn hóa

Đất nước thống nhất và ổn định, các vương triều ra sức củng cố quyền lực và quan tâm đến đời sống nhân dân

Vua Giay-a-vác-ma +II đã tiến hành mở rộng đường giao thông, lập nhà nghỉ chân cho lữ hành, mở các cơ sở khám chữa bệnh trên khắp đất nước.

+ Các vua Campuchia thời Ăng-co đã thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.

Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay).

Trong hơn một nghìn năm dưới chế độ phong kiến, người Campuchia đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo.

Lời giải chi tiết :


Vận dụng

Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 43 SGK Lịch sử và Địa lý 7

Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu về một di sản văn hóa tiêu biểu của Campuchia mà em ấn tượng nhất

Hướng dẫn giải :

B1: Sử dụng các công cụ tìm kiếm internet với từ khóa: “các thành tựu di sản văn hóa của Campuchia’, “Di tích đền Bay-on”, “Quần thể Ăng-co Thom”,…

B2: Lựa chọn nội dung để xây dựng bài hướng dẫn. Có thể sử dụng internet để tham khảo mẫu bài thuyết trình về một di sản văn hóa.

Lời giải chi tiết :

Vẻ đẹp huyền bí của đền Bay-on. Ngôi đền này được thiết kế gồm có ba tầng. Hai tầng dưới được xây dựng theo hình vuông, kết hợp với những bức phù điêu trên tường. Đặc biệt tầng ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp và các mặt đá có hình khuôn mặt. Dãy hành lang ở tầng dưới với 11 nghìn bức phù điêu được chạm khắc trên tường đá chạy dài 1200m được ví như một kho tàng nghệ thuật.

Điểm nhấn của ngôi đền là những ngọn tháp cao vút ở trung tâm đền, được chạm khắc thành 4 khuôn mặt nhìn về bốn hướng. Có hết thảy 37 tháp đền đá tạc hình nhiều khuôn mặt nhìn xuống và nhìn đi bốn phía. Các tháp lại có kích cỡ khác nhau, có tháp thật thấp khiến khuôn mặt như nhìn thẳng vào mắt du khách tạo nên sự bất ngờ thú vị.

image


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK