Câu 1
Dựa vào bài đọc, đánh dấu vào ô trống trước những câu là lời của kiến.
Em đọc lại bài đọc Tớ nhớ cậu trong sách giáo khoa và tìm những câu nói là lời của kiến.
câu 2
Viết tiếp để hoàn thành câu:
Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì………….
Em đọc kĩ lại đoạn văn từ “Hôm sau,…” đến “…nhiều giờ liền” để hoàn thành câu.
Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến không biết phải làm sao cho sóc biết mình rất nhớ bạn.
Câu 3
Viết từ có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k gọi tên mỗi con vật trong hình.
Em quan sát kĩ các hình và nêu tên các con vật trong hình, chú ý tên các con vật phải bắt đầu bằng c hoặc k.
Câu 4
Chọn a hoặc b.
a. Chọn tiếng trong ngoặc đơn (hươu, nhiều, khướu) điền vào chỗ trống.
Sóc hái rất ……… hoa để tặng bạn bè. Nó tặng ……… cao cổ một bó hoa thiên điểu rực rỡ. Còn chim ………. và chim liếu điếu được sóc tặng một bó hoa bồ công anh nhẹ như bông.
b. Viết tiếp các từ ngữ vào cột phù hợp.
Từ ngữ có tiếng chứa en |
Từ ngữ có tiếng chứa eng |
M: dế mèn |
M: cái xẻng |
a. Em chọn các tiếng trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho phù hợp.
b. Em liên hệ thực tế, tìm các từ theo yêu cầu của đề bài.
a. Chọn tiếng trong ngoặc đơn (hươu, nhiều, khướu) điền vào chỗ trống.
Sóc hái rất nhiều hoa để tặng bạn bè. Nó tặng hươu cao cổ một bó hoa thiên điểu rực rỡ. Còn chim khướu và chim liếu điếu được sóc tặng một bó hoa bồ công anh nhẹ như bông.
b. Viết tiếp các từ ngữ vào cột phù hợp.
Từ ngữ có tiếng chứa en |
Từ ngữ có tiếng chứa eng |
M: dế mèn Đèn học, áo len, ghen tị, màu đen, giấy khen, thổi kèn, lén lút, ven đường… |
M: cái xẻng Cái kẻng, tòong teng, leng keng. |
Câu 5
Viết từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.
M: quý mến
Em suy nghĩ những từ ngữ chỉ tình cảm của mình đối với bạn bè và viết vào vở bài tập.
Những từ ngữ chỉ tìm cảm bạn bè: yêu quý, thương yêu, thân thiết, mến thương,…
Câu 6
Đặt 2 câu có sử dụng từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 5.
Em chọn 2 từ vừa tìm được ở bài tập 5 và đặt câu với 2 từ đó.
- Em rất yêu quý bạn Mai.
- Em và Minh là những người bạn thân thiết.
- Mẹ rất thương yêu em.
Câu 7
Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
(thân thiết, nhớ, vui đùa)
Cá nhỏ và nòng nọc là đôi bạn ……………. Hằng ngày, chúng cùng nhau bơi lội. Thế rồi nòng nọc trở thành ếch. Nó phải lên bờ để sinh sống. Nhưng nó vẫn ……….. cá nhỏ. Thỉnh thoảng, nó nhảy xuống ao …………….. cùng cá nhỏ.
Em đọc kĩ các từ ngữ trong ngoặc và đoạn văn để hoàn thiện bài tập.
Cá nhỏ và nòng nọc là đôi bạn thân thiết. Hằng ngày, chúng cùng nhau bơi lội. Thế rồi nòng nọc trở thành ếch. Nó phải lên bờ để sinh sống. Nhưng nó vẫn nhớ cá nhỏ. Thỉnh thoảng, nó nhảy xuống ao vui đùa cùng cá nhỏ.
Câu 8
Điền dấu chấm,dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống.
- Với câu hỏi thì em điền dấu chấm hỏi ở cuối.
- Với câu bảy tỏ cảm xúc thì em dùng dấu chấm than.
- Câu còn lại dùng dấu chấm.
Câu 9
Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.
G:
- Em đã cùng các bạn tham gia hoạt động gì?
- Hoạt động đó diễn ra ở đâu? Có những bạn nào cùng tham gia?
- Em và các bạn đã làm những gì?
- Em cảm thấy thế nào khi cùng các bạn tham gia hoạt động đó?
Em lựa chọn một hoạt động mình đã tham gia cùng các bạn và dựa vào các gợi ý để hoàn thành bài tập.
* Bài tham khảo 1:
Chủ nhật tuần trước, em được mẹ cho sang nhà bạn Minh để học nhóm. Em, bạn Nam, bạn Dương và bạn Minh đã hẹn nhau cùng sang nhà Minh để làm bài tập. Chúng em vào phòng học của Minh và hoàn thiện các bài tập về nhà. Em thường hỏi Minh mỗi khi có bài không hiểu. Em rất thích học nhóm cùng các bạn.
* Bài tham khảo 2:
Năm lớp 1 em đã được đi tham quan cùng với cả lớp. Lớp em được đi tham quan ở công viên Thủ Lệ. Ở đây, chúng em được nhìn thấy rất nhiều con vật như hổ, sư tử, báo,… và được chơi nhiều trò chơi. Em cảm thấy rất vui và thích thú. Em mong sẽ được đi tham quan cùng các bạn nhiều lần nữa.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK