Câu 1
Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ trong bài đọc có gì? (đánh dấu ü vào ô trống trước đáp án đúng).
Em đọc kĩ khổ thơ về cảnh biển sau để chọn đáp án đúng:
Vẽ biển cả trong lành
Có một con thuyền trắng
Giương cánh buồm đỏ thắm
Đang rẽ sóng ra khơi.
Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có thuyền trắng giương cánh buồm đỏ thắm đang rẽ sóng ra khơi.
Câu 2
Viết những từ ngữ chỉ sự vật có trong bài đọc.
M: lớp học
Em đọc kĩ bài đọc để tìm và viết những từ ngữ chỉ sự vật có trong đó.
Những từ ngữ chỉ sự vật trong bài đọc là: giấy trắng, bút màu, bầu trời sao, ông trăng, ngõ, cánh diều, gió, trời xanh, biển cả, con thuyền, cánh buồm, sóng, ông mặt trời, chùm phượng, sân trường, ve.
Câu 3
Viết câu nêu đặc điểm có sử dụng từ:
- Lung linh
- Vi vu
- Râm ran
Em dựa vào những từ đề bài đã cho và đặt câu phù hợp.
Tham khảo:
- Những vì sao lung linh
- Ngọn gió vi vu.
- Tiếng ve kêu râm ran
Câu 4
Điền ng hoặc ngh vào chỗ trống.
a. Trăm …e không bằng một thấy.
b. Có công mài sắt có …ày nên kim.
Em nhớ lại quy tắc sử dụng ng/ngh:
- ngh: đi với các âm e, ê, i.
- ng đi với các trường hợp còn lại.
a. Trăm nghe không bằng một thấy.
b. Có công mài sắt có ngày nên kim.
Câu 5
Chọn a hoặc b.
a. Viết vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi.
b. Viết từ ngữ có tiếng chứa an hoặc ang gọi tên sự vật trong mỗi hình.
a. Em dựa vào các hình gợi ý sau chỗ trống để tìm tiếng thích hợp, chú ý tiếng đó phải bắt đầu bằng r, d hoặc gi.
b. Em quan sát kĩ các bức tranh và cho biết tên của các đồ vật trong tranh, chú ý tên các đồ vật phải chứa vần an hoặc ang.
a. Viết vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi.
b. Viết từ ngữ có tiếng chứa an hoặc ang gọi tên sự vật trong mỗi hình.
Câu 6
Viết 3 từ ngữ có tiếng chứa:
a. ng hoặc ngh: M: con ngan,…
b. r, d hoặc gi: M: rửa tay,…
c. an hoặc ang: M: hoa lan,…
Em đọc kĩ đề bài và làm theo yêu cầu.
a. ng hoặc ngh: củ nghệ, ngày mai, con người, suy nghĩ, ngắm cảnh, ngại ngùng, lắng nghe,…
b. r, d hoặc gi: cơn gió, rừng cây, dịu dàng, run sợ, tắm giặt, giúp đỡ, đôi dép, đánh dấu,…
c. an hoặc ang: hành lang, an toàn, chan hòa, cây bàng, bạn bè, mua bán, khẩu trang,…
Câu 7
Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống.
- Với những câu là câu hỏi em hãy đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu.
- Với những câu trả lời em hãy đặt dấu chấm ở cuối câu.
Câu 8
Viết một câu nêu công dụng của từng đồ dùng học tập dưới hình.
Em quan sát tranh, cho biết đó là đồ dùng học tập gì và đồ dùng học tập ấy dùng để làm gì?
Hình 1: Bút chì
- Chiếc bút chì dùng để vẽ.
- Bút chì để viết.
Hình 2: Bút màu
- Bút màu để tô màu.
Hình 3: Tẩy
- Tẩy để xóa đi những nét chữ viết sai.
Câu 9
Dựa vào gợi ý, viết 3 – 4 câu giới thiệu về một đồ vật dùng để vẽ.
G:
- Em muốn giới thiệu đồ vật nào?
- Đồ vật đó có đặc điểm gì?
- Em dùng đồ vật đó như thế nào?
- Nó giúp ích gì cho em trong việc vẽ tranh.
Em lựa chọn một đồ vật dùng để vẽ tranh và dựa vào gợi ý để giới thiệu.
* Bài tham khảo 1:
Bút màu là đồ dùng quan trọng trong khi vẽ tranh của em. Hộp màu của em có tất cả 36 màu. Mỗi khi phải tô màu cho các hình vẽ là em lại dùng đến nó. Em dùng màu đỏ để tô mái ngói, màu xanh để tô cây cối, cánh đồng,… Bút màu giúp cho mỗi bức tranh của em có thêm nhiều màu sắc.
* Bài tham khảo 2:
Bút chì là đồ vật cần thiết mỗi khi vẽ tranh của em. Chiếc bút chì của em là loại bút 3B, vỏ bút có màu vàng. Em dùng bút chì để tạo nên các nét vẽ cho bức tranh của mình. Bút chì giúp em vẽ được nhiều hình khác nhau.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK