Hướng dẫn làm bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 83; bài 7 trang 84 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 sách Kết nối tri thức: Soạn bài Thực Hành Tiếng Việt
Bài 1 trang 83 - Văn 7 tập 2 KNTT
Kẻ bảng sau vào vở. Ghi những từ ngữ, nội dung có cước chú trong văn bản Thủy tiên tháng Một vào các cột phù hợp.
Từ ngữ được giải thích nghĩa | Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ | Sự việc, hiện tượng được miêu tả, giải thích |
- Thái cực
... |
- Ảnh của Quốc Trung
... |
- Min-nét-xô-ta
... |
Từ ngữ được giải thích nghĩa | Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ | Sự việc, hiện tượng được miêu tả, giải thích |
- Thái cực
- Đồng loại - Hải lưu - Cực đoan |
- Ảnh của Quốc Trung
|
- Min-nét-xô-ta
- Thoai-lai Dôn (Twilight Zone) - Hiện tượng “nước trồi” |
Bài 2 trang 83 - Văn 7 tập 2 KNTT
Dựa trên quan sát của em về những cước chú trong văn bản Thủy tiên tháng Một, hãy kẻ bảng sau vào vở và điền nội dung cần thiết vào ô trống.
Các thành phần của cước chú | Vị trí đặt cước chú | Nội dung cước chú | Ngôn ngữ của cước chú |
- Kí hiệu đánh dấu đối tượng được chú thích
... |
- Chân trang | - Giải thích nghĩa của từ ngữ
... |
- Ngắn gọn
... |
Các thành phần của cước chú | Vị trí đặt cước chú | Nội dung cước chú | Ngôn ngữ của cước chú |
- Kí hiệu đánh dấu đối tượng được chú thích
- Kí hiệu đánh dấu đối tượng được chú thích - Kí hiệu đánh dấu đối tượng được chú thích |
- Chân trang
- Chân trang
- Chân trang |
- Giải thích nghĩa của từ ngữ
- Giải thích nghĩa của sự vật
- Giải thích nghĩa của hiện tượng |
- Ngắn gọn
- Ngắn, dễ đọc
- Ngắn, dễ hiểu |
Bài 3 trang 83 - Văn 7 tập 2 KNTT
Theo em, cần có thêm cước chú cho từ ngữ, nội dung nào có trong văn bản đã đọc ở trên? Vì sao?
- Theo em, cần có thêm cước chú cho: “truyện khoa học viễn tưởng”, “chu kì tuần hoàn của nước”, “kỉ lục”
- Lí do: có thể nhiều người vẫn chưa biết nghĩa của những từ ngữ này
Bài 4 trang 83 - Văn 7 tập 2 KNTT
Hãy trình bày về cách ghi cước chú cho một trong những từ ngữ, nội dung được đề nghị ở bài tập 3.
- Cách ghi cước chú:
+ Đánh dấu từ những nội dung cần cước chú bằng chữ số hoặc dấu hoa thị
+ Ở chân trang hoặc cuối văn bản, lần lượt chú thích về từng từ ngữ hay nội dung đã được đánh dấu để tạo thành một cước chú hoàn chỉnh gồm các thành phần: ký hiệu đánh dấu đối tượng, tên đối tượng, dấu hai chấm, nội dung giải thích
Bài 5 trang 83 - Văn 7 tập 2 KNTT
Việc cung cấp thông tin về tài liệu tham khảo được Thô-mát L. Phrít-man thực hiện như thế nào trong Thủy tiên tháng Một?
Tài liệu tham khảo được tác giả sử dụng lồng ghép vào trong văn bản của mình. Đó là việc tác giả đã nhắc đến tên người đã đề xuất thuật ngữ, như Hân - tơ Lo -vin với thuật ngữ Sự bất thường của Trái đất. Ngoài ra tác giả còn ghi rõ đoạn trích được lấy từ văn bản nào, của ai và thời gian ra sao.
=> Việc trích dẫn tài liệu trong văn bản luôn được tác giả chú tâm thực hiện.
Bài 6 trang 83 - Văn 7 tập 2 KNTT
- Theo em, sự khác nhau là:
+ Tác giả Thô-mát L. Phrít-man thì ghi nguồn tài liệu tham khảo ở ngay các đoạn có thông tin được trích dẫn
+ Còn trong ví dụ thì nguồn tài liệu tham khảo lại được trích dẫn lại được để ở riêng một phần khác
- Trong hai cách ghi đó, cách ghi nguồn tài liệu tham khảo ở riêng một phần khác, thường là ở cuối sách, được sử dụng phổ biến hơn trên sách báo hiện nay.
Bài 7 trang 84 - Văn 7 tập 2 KNTT
Lập bảng theo mẫu sau để đánh giá tác dụng của việc viện dẫn thông tin và sử dụng tài liệu tham khảo trong Thủy tiên tháng Một:
STT | Thông tin được viện dẫn và tài liệu tham khảo đã sử dụng | Tác dụng của việc viện dẫn thông tin và sử dụng tài liệu tham khảo |
.... | ... | ... |
... | ... | ... |
STT | Thông tin được viện dẫn và tài liệu tham khảo đã sử dụng | Tác dụng của việc viện dẫn thông tin và sử dụng tài liệu tham khảo |
1 | Thông tin về thuật ngữ "sự nóng lên của Trái Đất” đã khiến người ta nhầm lẫn. | Cho thấy một quan điểm khách quan từ một người có uy tín, từ đó làm tăng sức thuyết phục cho nội dung bài viết. |
2 | Thông tin về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm mà trước kia chưa từng xảy ra. | - Cho thấy nguồn thông tin là đáng tin cậy, có sức thuyết phục.
- Thể hiện sự tôn trọng, chuyên nghiệp của người viết khi sử dụng thông tin trong bài viết của mình. |
3 | Câu nói mô tả chính xác tình trạng bất thường của Trái Đất mà người Ai-o-oa hẳn là cảm thấy. | - Cho thấy nguồn thông tin là đáng tin cây, có sức thuyết phục.
- Thể hiện sự tôn trọng, chuyên nghiệp của người viết |
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK