Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành Giải Thực hành Tiếng Việt trang 59, 60 SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức...

Giải Thực hành Tiếng Việt trang 59, 60 SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức...

Hướng dẫn làm bài 1, 2, 3, 4 trang 60 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 sách Kết nối tri thức: Soạn bài Thực Hành Tiếng Việt - Bài 8 Trải nghiệm để trưởng thành

MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT

Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các nhiệm vụ ở dưới:

Đoạn thứ nhất: (1) Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? (2) Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. (3) Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. (4) Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. (5) Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó.

Đoạn thứ hai: (1) Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông. (2) Những gì ông thấy không giống như lời mẹ ông nói. (3) Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. (4) Ông thấy cuộc đời là chốn bình yên và an toàn. (5) Kết quả là ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình. (6) Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. (7) Mỗi khi ông và mẹ trò chuyện về một người nào đó và ông khen ngợi họ dễ thương, tốt bụng, thế nào mẹ ông cũng ngán ngẩm: "Cứ chờ mà xem!”.

Bài 1 trang 60 - Văn 7 tập 2 KNTT

Em hãy tóm lược ý của từng đoạn văn trong một câu và cho biết nhờ tính chất gì của hai đoạn văn mà em tóm lược được như vậy.

Bài giải :

• Câu tóm tắt đoạn thứ nhất: Ông nhớ lại cách nhìn cuộc đời của mẹ ông và bố ông.

• Câu tóm tắt đoạn thứ hai: Ông luôn tin tưởng mọi người, ngược lại, mẹ ông thì luôn hoài nghi.

→ Do tất cả các câu trong đoạn văn cùng tập trung thể hiện một chủ đề, giữa các câu có sự liên kết về hình thức.

Bài 2 trang 60 - Văn 7 tập 2 KNTT

Chỉ ra các phương tiện liên kết các câu trong đoạn thứ nhất và các câu trong đoạn thứ hai.

Bài giải :

Các phương tiện liên kết đoạn thứ nhất:

- Phép lặp: “bản đồ dẫn đường của cháu - tấm bản đồ của ông”; “ông”

- Phép thế:

+ “Bà ấy - mẹ”; “mẹ ông - bà”

+ “quan điểm đó” - một cụm dài nói về quan điểm của bà mẹ.

Các phương tiện liên kết đoạn thứ hai: phép lặp từ “Ông”

Bài 3 trang 60 - Văn 7 tập 2 KNTT

Câu nào có tác dụng liên kết đoạn thứ hai với đoạn thứ nhất? Những phương tiện liên kết nào được sử dụng trong câu đó?

Bài giải :

- Câu có tác dụng liên kết giữa hai đoạn: “Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông”

- Các phương tiện liên kết đoạn thứ hai:

+ Phép nối: “Nhưng”

+ Phép lặp: “quan điểm”

Bài 4 trang 60 - Văn 7 tập 2 KNTT

Em thử đổi vị trí các câu trong đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai theo một trật tự bất kì, chẳng hạn 2, 4, 1, 5, 3 (đoạn thứ nhất) và 7, 3, 4, 6, 1, 5, 2 (đoạn thứ hai). Hãy đọc lại các câu theo trật tự đã thay đổi và rút ra nhận xét.

Bài giải :

- Cách sắp xếp thứ nhất: 2, 4, 1, 5, 3 => không còn phương tiện liên kết, giữa các câu không có mối quan hệ về nội dung

- Cách sắp xếp thứ hai: 7, 3, 4, 6, 1, 5, 2 => về hình thức, phương tiện liên kết (lặp từ ông) vẫn tồn tại, song giữa các câu không có sự liên hệ về nội dung.

=> Cả hai đều không hề toát ra chủ đề gì, chỉ là những câu văn lộn xộn

Bài 5 trang 60 - Văn 7 tập 2 KNTT

Hai đoạn văn trên sắp xếp đúng trật tự trong văn bản. Em thử hoán đổi vị trí hai đoạn cho nhau và rút ra nhận xét.

Bài giải :

Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông. Những gì ông thấy không giống như lời mẹ ông nói, Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. Ông thấy cuộc đời là chốn bình yên và an toàn. Kết quả là ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình. Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. Mỗi khi ông và mẹ trò chuyện về một người nào đó và ông khen ngợi họ dễ thương, tốt bụng, thế nào mẹ ông cũng ngán ngẩm: “Cứ chờ mà xem!”

Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó.

→ Điều cần rút ra: bản thân mỗi đoạn không có gì thay đổi về ý nghĩa, nhưng hai đoạn giờ đây không còn quan hệ lô-gic. Dấu hiệu lộn xộn thể hiện rõ nhất ở chỗ: Câu chuyện về sự trái ngược trong cách nhìn cuộc đời, con người của mẹ và của ông đã kể xong ở đoạn trên, thì đến đoạn dưới mới nói: Ông sẽ kể cho cháu nghe... Nói như vậy không phù hợp với thực tế giao tiếp.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK