Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 7 trang 73 Văn 7 tập 2 KNTT...

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 73 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 sách Kết nối tri thức. Củng cố, mở rộng Bài 8 Trải nghiệm để trưởng thành - Văn 7 KNTT

Bài 1 trang 73 - Văn 7 tập 2 KNTT

Những trải nghiệm trong cuộc sống có vai trò như thế nào đối với sự trưởng thành của mỗi người? (Dùng lí lẽ và bằng chứng trong các văn bản đọc để tìm câu trả lời.)

Bài giải :

- Bản đồ dẫn đường: Trong cuộc sống, mỗi người tự lựa chọn con đường của mình nhằm đạt được mục đích đã xác định.

- Hãy cầm lấy và đọc: Nhu cầu và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống con người, cách chọn sách, cách đọc, biện pháp khắc phục sự xuống cấp của văn hóa đọc.

- Nói với con: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

Bài 2 trang 73 - Văn 7 tập 2 KNTT

Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc.

Bài giải :

 

Bản đồ dẫn đường

Hãy cầm lấy và đọc

Giống nhau Cả hai văn bản đều lấy và dẫn dắt một câu chuyện khác để làm đầu câu chuyện, làm phần mở đầu và dẫn chứng cho câu chuyện.
Khác nhau Tác giả đã lấy ví dụ và dùng lí lẽ trên cơ sở chính là câu chuyện của bản thân Những lí lẽ của văn bản được đưa ra dưới dạng bình luận về vai trò, hiện trạng, cách khắc phục một vấn đề.

Bài 3 trang 73 - Văn 7 tập 2 KNTT

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) về chủ đề Sách - người bạn đường.

Bài giải :

Mỗi con người khi sinh ra muốn thành công đều là do quá trình rèn luyện, tu dưỡng mà nên. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự trưởng thành của con người chính là việc đọc sách. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức từ lâu đời đến hiện tại ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp con người mở mang tầm hiểu biết và hoàn thiện bản thân. Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức, suy nghĩ đúng đắn hơn, trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết. Sách chính là người bạn dẫn dắt con người chúng ta đến những tri thức, những tình cảm trong cuộc đời. Sách còn giúp con người nuôi dưỡng tâm hồn, giúp con người tìm ra lí tưởng sống đúng đắn và hình thành những đức tính đẹp đẽ. Mỗi con người chỉ có quỹ thời gian một ngày như nhau, việc ta sống và làm việc thế nào là do chính ta lựa chọn, hãy sống và học tập thật chăm chỉ để trở thành một con người có ích.

Bài 4 trang 73 - Văn 7 tập 2 KNTT

Chọn trong văn bản Bản đồ dẫn đường một câu làm đề tài cho bài nói. Lập dàn ý bài nói và tập luyện cách trình bày.

Bài giải :

- Lựa chọn câu nói: Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này bao gồm cả cách nhìn vè con người.

- Dàn ý:

Mở đầu: Giới thiệu vấn đề Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này bao gồm cả cách nhìn vè con người.

Triển khai: Tấm bản đồ là cách nhìn về cuộc đời, con người

+ Lí lẽ: Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người tất yếu sẽ hình thành ở mỗi chúng ta, được truyền từ bố mẹ, được điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay kinh nghiệm bản thân. Nếu có hai cách nhìn cuộc đời và con người không giống nhau một cách nhìn tin tưởng, lạc quan; một cách nhìn thiếu tin tưởng, bi quan tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời.

+ Bằng chứng: Câu chuyện về sự khác nhau trong cách nhìn đời của mẹ “ông” và của bản thân “ông” dẫn đến hai quan điểm sống khác nhau. (trong văn bản Bản đồ dẫn đường)

Kết thúc: Liên hệ bản thân. Lời cảm ơn, ….

Bài 5 trang 73 - Văn 7 tập 2 KNTT

Tìm đọc thêm hai văn bản nghị luận bàn về vấn đề đời sống. Ghi chép ngắn gọn thu hoạch của em đối với từng văn bản (về vấn đề được bàn luận, về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng).

Bài giải :

- Hai văn bản nghị luận:

+ Văn bản: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)

+ Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

Văn bản

Vấn đề được bàn luận

Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng

Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) Sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.

- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.

- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) Đức tính giản dị mà sâu sắc trong đời sống, trong quan hệ với mọi người và lối nói viết là một vẻ đẹp cao quý trong con người Bác. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. - Nhận định chung đức tính giản dị của Bác.

- Những biểu hiện đức tính giản dị: Bữa cơm, lối sống, quan hệ với mọi người, Nói và viết, ….

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK