Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức Bài 6: Bài học cuộc sống Giải Thực hành Tiếng Việt trang 13, 14 SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức...

Giải Thực hành Tiếng Việt trang 13, 14 SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức...

Hướng dẫn làm bài 1, 2, 3 trang 13, 14 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống: Soạn bài Thực Hành Tiếng Việt - Bài 6 Bài học cuộc sống

Bài 1 trang 13 - Văn 7 tập 2 KNTT

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

b. Ngày vui ngắn chẳng đầy gang.

c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.

Bài giải :

Câu tục ngữ

Phép nói quá

Tác dụng

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

Biểu hiện của nói quá trong câu tục ngữ này là ở hai vế chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Hai cụm từ này có nghĩa tương đồng: chưa kịp nằm thì trời đã sáng, chưa kịp cười thì trời đã tối, nghĩa là đêm tháng Năm và ngày tháng Mười đều quá ngắn. Tuy nhiên, nói thế là phóng đại, cường điệu lên, vì thực tế không đến mức như vậy. Nhằm tác động mạnh vào nhận thức của mọi người, giúp người ta hiểu được đặc điểm thời gian từng mùa để chủ động sắp xếp mọi việc cho phù hợp.
b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang Một nét phổ biến trong tâm lí con người: Khi vui cảm thấy thời gian chóng qua, có cảm giác ngày giờ ngắn hơn bình thường. Nhưng ngày vui ngắn chẳng đẩy gang thì cái ngắn của thời gian như hiện hình, một ngày mà có thể lấy gang tay để đo, nghĩa là chỉ còn lại một mẩu. Để tạo ấn tượng.
c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn. Tát cạn bể đông là chuyện không thể. Vậy nên khi đặt ra giả định: Nếu vợ chồng hoà thuận với nhau thì bể đông cũng có thể tát cạn, ta hiểu đó là cách nói phóng đại đến mức phi lí. Tuy nhiên, phải nói quá như thế thì mới làm nổi bật được tầm quan trọng của sự hoà thuận vợ chồng.

Bài 2 trang 14 - Văn 7 tập 2 KNTT

Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.

a. Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.

c. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

d. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.

Bài giải :

- Nói quá: a, c

- Nói khoác: b, d

- Khác nhau:

Yếu tố

Nói quá

Nói khoác

Khái niệm Phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả Nói quá sự thật về khả năng có thật của mình để khoe khoang hoặc tự đề cao mình
Mục đích Nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm Làm người nghe tin vào những điều không có thật, tạo tiếng cười có ý nghĩa phê phán những kẻ khoác lác trong cuộc sống

Bài 3 trang 14 - Văn 7 tập 2 KNTT

Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong số các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:

a. buồn nẫu ruột

b. rụng rời chân tay

c. cười vỡ bụng

d. mệt đứt hơi

Bài giải :

a. Biết kết quả thi, anh Nam buồn nẫu ruột, không muốn đi đâu cả.

b. Nghe tin dữ xong, nó khiếp sợ đến rụng rời chân tay.

c. Cả nhà tôi được phen cười vỡ bụng khi xem tiểu phẩm hài trên ti vi.

d. Vì mệt đứt hơi nên cô ấy đã ngủ thiếp đi ngay lập tức.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK