Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức Bài 5: Màu sắc trăm miền Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 126 SGK Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức...

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 126 SGK Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức...

Hướng dẫn làm bài 1, 2, 3 trang 126 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Củng cố và mở rộng - Bài 5 Màu sắc trăm miền

Bài 1 trang 126 - Văn 7 tập 1 KNTT:

Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin về hai văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và Chuyện cơm hến:

  Tháng Giêng, mơ về trắng non rét ngọt Chuyện cơm hến
Thể loại    
Những hình ảnh nổi bật    
Đặc điểm lời văn    
Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả    

Bài giải :

Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt Chuyện cơm hến
Thể loại Tùy bút Tản văn
Những hình ảnh nổi bật Mưa, gió, cây mai, đào, tiếng nhạn, đêm xanh, … Cơm hến, nguyên liệu cơm hến, gia vị cơm hến,…
Đặc điểm lời văn Lời văn nhẹ nhàng, thiết tha Lời văn nhẹ nhàng, thiết tha
Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả Yêu và nhớ về mùa xuân quê hương Yêu và tự hào về đặc sản cơm hến quê hương

Bài 2 trang 126 - Văn 7 tập 1 KNTT:

Tìm đọc một số tùy bút và tản văn viết về các đề tài cảnh sắc, ẩm thực. Chọn trong số đó một số tác phẩm mà em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:

a. Tác phẩm viết về vùng miền hay món ăn cụ thể nào?

b. Tác giả biểu lộ tình cảm, cảm xúc gì?

c. Những từ ngữ nào diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động?

d. Em thấy chi tiết nào thú vị nhất?

Bài giải :

Em thích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

a, Viết về vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà của vùng Tây Bắc.

b, Tác giả biểu lộ sự tự hào, trân trọng trước sự hùng vĩ của dòng sông cũng như là sự cảm thán trước vẻ đẹp trữ tình nên thơ mà ít người khám phá ra được của nó.

c, Những từ ngữ diễn tả tình cảm, cảm xúc: “không ai nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn nghèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc”; “nhìn dòng sông Đà như một cố nhân”; “Hùng vĩ của Sông Đà”; “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến”;……

d, Chi tiết thú vị: Tác giả tưởng tượng có một anh quay phim có thể vào trong quãng sông ấy để quay lại những thước phim để đời cho người xem thưởng thức.

Bài 3 trang 126 - Văn 7 tập 1 KNTT:

Tìm đọc một số văn bản viết về những nét văn hóa truyền thống ở các vùng miền trên đất nước Việt Nam hoặc nước ngoài.

Bài giải :

- Gợi ý: Em có thể tìm đọc: “Hà Nội 36 phố phường” của nhà văn Thạch Lam

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK