Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức Bài 4: Giai điệu đất nước Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức...

Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức...

Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc trang 98 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 4 Giai điệu đất nước

* Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

- Có nhiều con người, sự việc xung quanh để lại cho ta những tình cảm, ấn tượng sâu sắc.

- Tình cảm đó cứ lớn dần trong ta, làm cho ta sống sâu sắc hơn.

- Trong bài học này, em sẽ được luyện tập phát triển kĩ năng viết bài văn biểu cảm bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình về những con người hoặc sự việc như vậy.

* Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc: 

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn

tượng ban đầu về đối tượng đó.

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng

sâu đậm trong em.

- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

* Phân tích bài viết tham khảo 

- Văn bản: Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện 

+ Bài văn được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “em”)

+ Nội dung: kể về một người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện (bà Nhung)

+ Giới thiệu câu chuyện: Đoạn đầu đã giới thiệu: “Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách là một truyền thống tốt đẹp ...”

+ Đối tượng biểu cảm: bà Nguyễn Thị Nhung

+ Đặc điểm nổi bật của đối tượng:

Bà Nhung 57 tuổi, hiện đang sống tại một căn nhà nhỏ trên phố Văn Miếu, làm bán hàng

Dù điều kiện sống không dư giả nhưng bà luôn chia sẻ với những mảnh đời cơ cực: bà cưu mang những mảnh đời khó khăn suốt 30 năm, bà tham gia thiện nguyện, trao quà cho người dân miền núi, ...

+ Cảm xúc của người viết về đối tượng biểu cảm: cảm phục, kính trọng

* Thực hành viết theo các bước:

1. Trước khi viết:

a. Lựa chọn đề tài

- Có thể tham khảo một vài ý tưởng sau đây:

+ Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô...).

+ Cảm nghĩ về một sự việc khiến em cảm động

+ Cảm nghĩ về một sự việc khiến em ấn tượng

Ví dụ: Cảm nghĩ về người cha thân yêu của em

b. Tìm ý

Học sinh tự trả lời các câu hỏi: Ví dụ

- Cha của em làm nghề gì? Ngoại hình cha như thế nào? Cha em bao nhiêu tuổi?

- Cha của em là người như thế nào?

- Vai trò của người cha trong gia đình em?

- Tình cảm của em dành cho cha như thế nào?

c. Lập dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu về người cha, cũng như tình cảm dành cho cha của mình.

2. Thân bài

- Vai trò của người cha:

+ Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của gia đình.

+ Cha kèm cặp, dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp.

- Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:

+ Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc. Đức tính nổi bật của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì gia đình.

+ Cách dạy con của cha rất giản dị: Nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dễ gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.

+ Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.

3. Kết bài

Khẳng định lại tình cảm dành cho người cha, cũng như mong muốn của bản thân.

Bài văn mẫu tham khảo:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng, còn có tình phụ tử sâu nặng. Công cha không kém phần so với nghĩa mẹ. Người cha giống như một điểm tựa vững chắc của mỗi đứa con, với em cũng vậy.

Cha của em là một người cha tuyệt vời. Làn da của cha rám nắng bởi hàng ngày phải làm việc nhiều dưới ánh nắng mặt trời. Mọi người thường nói em rất giống cha ở khuôn mặt nhỏ nhắn, vầng trán cao, đôi mắt đen láy và hiền từ. Giọng nói của cha trầm và nụ cười ấm áp khiến em luôn cảm thấy hạnh phúc khi được gần bên cha. Đôi bàn tay của cha thô ráp, em biết đó là những dấu vết của thời gian, của bao vất vả cha đã hi sinh để lo lắng cho chúng em một cuộc sống đủ đầy hơn.

Công việc của cha là một lái xe chở hàng. Đó là một công việc vất vả, hay phải xe nhà. Bởi vậy mà khi có ngày nghỉ, cha lại dành thời gian ở bên gia đình. Cha luôn lo lắng và rất thương hai mẹ con em. Cha luôn dặn em phải chăm chỉ học hành, không được làm mẹ buồn và lo lắng. Mỗi lần đi xa về, cha đều tặng em những món quà nhỏ từ những miền đất nơi cha đã từng đi qua. Em rất thích thú khi được nghe cha kể về quê hương đất nước Việt Nam vô cùng tươi đẹp và rộng lớn. Câu chuyện mà cha kể giúp em có động lực để cố gắng hơn trong cuộc sống.

Thỉnh thoảng, cha được nghỉ phép dài ngày. Lúc đó, cha sẽ đưa cả gia đình đi chơi. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi được ở bên cạnh cha mẹ. Không chỉ vậy, cha cũng dạy em rất nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Cha của em giống như người thầy với những lời khuyên bổ ích, người cho em động lực và niềm tin để vượt qua mọi giây phút buồn vui.

Đối với em, cha không chỉ là một người cha, mà còn là một người thầy. Em luôn dành cho cha sự kính trọng, yêu mến. Cha mãi là điểm tựa của hai mẹ con em.

2. Viết bài

- Chú ý bám sát dàn ý

3. Chỉnh sửa bài viết

-  Phải bảo đảm yêu cầu về chính tả, diễn đạt

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK