Trang chủ Lớp 6 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) Chương VII. Đa dạng thế giới sống Bài 34. Thực vật trang 23, 24, 25 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6: Để tránh rêu mọc ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt và mất thẩm mĩ, chúng ta nên làm gì?...

Bài 34. Thực vật trang 23, 24, 25 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6: Để tránh rêu mọc ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt và mất thẩm mĩ, chúng ta nên làm gì?...

Giải chi tiết Câu hỏi trang 23: 34.1, 34.2, 34.3, 34.4, 34.5, 34.6; Câu hỏi trang 24: 34.7, 34.8, 34.9, 34.10; Câu hỏi trang 25: 34.11, 34.12, 34.13 - Bài 34. Thực vật trang 23, 24, 25 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6 - Chương VII. Đa dạng thế giới sống. Chọn phương án phù hợp với số lượng loài giảm dần của mỗi ngành thực vật có trong Bảng số lượng các loài thực vật có ở Việt Nam (SGK Khoa học tự nhiên 6). A. Hạt trần, hạt kín, dương xỉ, rêu...Để tránh rêu mọc ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt và mất thẩm mĩ, chúng ta nên làm gì?

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23 34.1

Chọn phương án phù hợp với số lượng loài giảm dần của mỗi ngành thực vật có trong Bảng số lượng các loài thực vật có ở Việt Nam (SGK KHTN 6).

A. Hạt trần, hạt kín, dương xỉ, rêu. B. Dương xỉ, rêu, hạt trần, hạt kín.

C. Hạt kín, dương xỉ, rêu, hạt trần. D. Rêu, hạt trần, hạt kín, dương xỉ.

Hướng dẫn giải :

Quan sát Bảng số lượng các loài thực vật có ở Việt Nam (SGK KHTN 6).

image

Lời giải chi tiết :

Đáp án C.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23 34.2

Tìm một số đại diện các loài thực vật để hoàn toàn bảng sau:

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát Hình 34.1 và 34.2 trong SGK KHTN 6 để điền tên các loài cây phù hợp vào bảng.

image

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23 34.3

Để tránh rêu mọc ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt và mất thẩm mĩ, chúng ta nên làm gì?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết điều kiện rêu mọc và phát triển.

Lời giải chi tiết :

Lát gạch men, sơn tường chống thấm nước, có khả năng chống rêu mốc, thường xuyên cọ rửa sân, bậc thềm, tránh để tích tụ nước, tường đất ẩm để tránh rêu mọc.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23 34.4

Rêu sống ở trên cạn, nhưng chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt, râm mát vì

A. thân và lá đã có mạch dẫn.

B. chưa có rễ chính thức, chỉ có rễ giả.

C. đã có rễ, thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản.

D. đã có thân, lá nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức.

Hướng dẫn giải :

Rêu sống ở trên cạn, nhưng chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt, râm mát vì rêu đã có thân, lá nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23 34.5

Đặc điểm để nhận biết cây dương xỉ là

A. lá non cuộn tròn ở đầu lá. B. lá già xẻ thùy.

C. có túi bào tử. D. có nguyên tản.

Hướng dẫn giải :

Đặc điểm để nhận biết cây dương xỉ là có túi bào tử.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23 34.6

Cây thông thuộc ngành Hạt trần. Chúng sinh sản bằng

A. bào tử. B. nguyên tản.

C. hạt nằm trong quả. D. hạt nằm trên các lá noãn hở.

Hướng dẫn giải :

Cây thông thuộc ngành Hạt trần. Chúng sinh sản bằng hạt nằm trên các lá noãn hở.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 24 34.7

Liệt kê một số loài thực vật hạt kín mà em biết.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết :

Một số loài thực vật hạt kín: chanh, quýt, nho, lúa, lạc, đỗ, ...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 24 34.8

Lựa chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A rồi điền câu trả lời vào cột C.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào đặc điểm của thực vật ở các ngành Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.

Lời giải chi tiết :

1 - c; 2 - d; 3 - b; 4 - a.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 24 34.9

Nêu ý nghĩa của việc trồng cây trong nhà. Kể tên một số cây trồng trong nhà mà em biết.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào đặc điểm của thực vật ở các ngành Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của cây trồng trong nhà:

  • Hấp thụ bớt lượng CO2 có trong không khí
  • Làm sạch không khí trong nhà
  • Làm cảnh, trang trí
  • Giảm bức xạ từ các thiết bị điện tử

Tên một số loại cây nên trồng trong nhà: cây kim tiền, cây sống đời, cây trầu bà …


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 24 34.10

Quan sát Hình 34.9 SGK KHTN 6, lựa chọn nội dung phù hợp và viết vào chỗ (...).

- Lượng chảy của dòng nước mua ở nơi có rừng (Hình 34.9a) …… so với ở nơi đồi trọc (Hình 34.9b).

Nguyên nhân của sự khác nhau đó là: ……………………………………

- Lượng chảy của dòng nước mưa ảnh hưởng đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất thể hiện ở: …………………………………………………………….

Hướng dẫn giải :

Quan sát Hình 34.9 SGK KHTN 6:

image

Lời giải chi tiết :

- Lượng chảy của dòng nước mua ở nơi có rừng (Hình 34.9a) nhỏ hơn so với ở nơi đồi trọc (Hình 34.9b).

Nguyên nhân của sự khác nhau đó là: do đất ở nơi có rừng có thực vật cản và giữ nước nên tốc độ dòng chảy nhỏ hơn ở nơi đất đồi trọc không có rừng.

- Lượng chảy của dòng nước mưa ảnh hưởng đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất thể hiện ở: tốc độ dòng chảy giữa hai bên. Nơi có rừng nước ngấm xuống đất tạo các mạch nước ngầm, tốc độ dòng chảy nhỏ, không thể cuốn theo đất màu. Còn đối với khu vực đồi trọc, không có thực vật giữ và cản nước, nước không thể ngấm ngay xuống tạo ra tốc độ dòng chảy lớn khiến lớp đất màu bị rửa trôi.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 25 34.11

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiên tai ngày càng tăng là: …………………

Em hãy đề xuất các biện pháp hạn chế tình trạng trên:

1. ……………………………………………

2. ……………………………………………

3. ……………………………………………

4. ……………………………………………

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng là:

  • Hiệu ứng nhà kính
  • Tình trạng phá rừng gia tăng
  • Cháy rừng
  • Biến đổi khí hậu
  • Lượng khí thải gia tăng

Đề xuất biện pháp:

1. Tăng cường trồng cây gây rừng

2. Nghiêm cấm tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy

3. Khuyến khích sử dụng các phương tiện công cộng

4. Hạn chế đốt rác thải, rơm rạ…


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 25 34.12

Hãy thay thế các từ “động vật”, “thực vật” bằng tên các con vật hoặc tên cây cụ thể.

image

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 25 34.13

Điền dấu v vào vị trí thích hợp ở bảng sau đây và viết thêm các cây ở địa phương em có.

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết :

image

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK