Câu hỏi trang 50 21.1
Để tiến hành quan sát tế bào biểu bì hành tây cần chuẩn bị những thiết bị, dụng cụ và mẫu vật gì?
A. Kính hiển vi quang học, lọ nước cất, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, lam kính, lamen, dao mổ, giấy thấm, củ hành tây.
B. Lọ nước cất, kính hiển vi quang học, kim mũi mác, lam kính, lamen, dao mổ, giấy thấm, củ hành tây.
C. Lọ nước cất, kim mũi mác, lam kính, lamen, dao mổ, giấy thấm, củ hành tây.
D. Ống nhỏ giọt, kính hiển vi quang học, kim mũi mác, lamen, dao mổ, giấy thấm, củ hành tây.
Nắm vững các nguyên liệu, dụng cụ và mẫu vật cần chuẩn bị để tiến hành quan sát tế bào biểu bì hành tây.
Đáp án A.
Câu hỏi trang 50 21.2
Hãy sắp xếp các bước làm tiêu bản, quan sát tế bào biểu bì hành tây dưới đây theo đúng trình tự tiến hành.
a) Nhỏ một giọt nước cất lên lam kính, đậy lamen lên.
b) Đặt lớp tế bào biểu bì lên lam kính.
c) Dùng giấy thấm hút phần nước thừa tràn ra ngoài.
d) Dùng dao mổ tách lấy một vảy hành.
e) Đặt lam kính lên bàn kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x, sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát các tế bào một cách chi tiết hơn.
g) Tạo một vết cắt hình vuông nhỏ, kích thước 7 - 8 mm ở mặt trong của vảy hành rồi dùng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt.
Trình tự tiến hành đúng là:
……… → ……… → ……… → ……… → ……… → ……… .
Nắm vững các bước tiến hành quan sát tế bào biểu bì hành tây.
Thứ tự đúng các bước: d → g → b → a → c → e.
Câu hỏi trang 50 21.3
Tế bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc kính lúp?
A. Tế bào biểu bì lá cây. B. tế bào niêm mạc miệng ở người.
C. Tế bào cơ ở bò. D. Tế bào trứng cá.
Tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc kính lúp là tế bào trứng cá.
Đáp án D.
Câu hỏi trang 51 21.4
Sắp xếp các bước tiến hành quan sát tế bào trứng cá dưới đây để được trình tự đúng.
a) Nhỏ một ít nước vào đĩa petri.
b) Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.
c) Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp.
d) Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để các tế bào trứng cá tách rời nhau.
Trình tự tiến hành đúng là:
……… → ……… → ……… → ……… .
Nắm vững các bước tiến hành quan sát tế bào trứng cá.
Thứ tự đúng các bước: b → a → d → c.
Câu hỏi trang 51 21.5
Việc đậy lamen bằng cách trượt lamen từ một cạnh của lam kính thay vì đậy thẳng lamen lên vị trí lam kính đặt tiêu bản có tác dụng gì?
Việc đậy lamen bằng cách trượt lamen từ một cạnh của lam kính thay vì đậy thẳng lamen lên vị trí lam kính đặt tiêu bản có tác dụng tránh việc bọt khí xuất hiện gây khó khăn cho việc quan sát.
Câu hỏi trang 51 21.6
Vẽ tế bào biểu bì hành tây và tế bào trứng cá em đã quan sát được vào ô trống dưới đây. Ghi chú thích tên và các thành phần tế bào mà em quan sát được vào hình vẽ.
Quan sát kĩ hình dạng tế bào biểu bì hành tây và tế bào trứng cá em quan sát được hoặc vẽ theo hình ảnh có trong SGK KHTN 6.
Câu hỏi trang 52 21.7
Dựa vào hình ảnh quan sát được, hãy hoàn thành bảng sau và trả lời các câu hỏi dưới đây.
Thành phần nào em quan sát thấy ở cả hai loại tế bào?
Đặc điểm nào giúp em phân biệt được tế bào biểu bì hành tây với tế bào trứng cá?
Dựa vào hình dạng tế bào em đã vẽ ở câu 21.6 và hình ảnh có trong SGK KHTN để so sánh hai loại tế bào này.
Thành phần em quan sát thấy ở cả hai loại tế bào là: màng tế bào, nhân tế bào, tế bào chất.
Đặc điểm giúp em phân biệt được tế bào biểu bì hành tây với tế bào trứng cá là:
- Tế bào hành tây có thành tế bào bao ngoài màng tế bào, hình dạng các tế bào ổn định, hình thuôn dài, xếp đều đặn.
- Tế bào trứng cá không có thành tế bào, hình dạng các tế bào khác nhau, không đều.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK