Trang chủ Lớp 6 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức) Chương IV. Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp Bài 16. Hỗn hợp các chất trang 39, 40, 41 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6: Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi thế nào?...

Bài 16. Hỗn hợp các chất trang 39, 40, 41 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6: Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi thế nào?...

Giải Câu hỏi trang 39: 16.1, 16.2, 16.3, 16.4; Câu hỏi trang 40: 16.5, 16.6, 16.7, 16.8, 16.9, 16.10, 16.11, 16.12; Câu hỏi trang 41: 16.13, 16.14, 16.15, 16.16, 16.17 - Bài 16. Hỗn hợp các chất trang 39, 40, 41 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6 - Chương IV. Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi thế nào? Từ đó cho biết tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào thành phần không...

Câu hỏi trang 39 16.1

Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi thế nào? Từ đó cho biết tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào thành phần không.

Lời giải chi tiết :

Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu nước cam nhạt dần, và vị cũng nhạt dần.

Từ đó, ta thấy được tính chất hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần các chất trong hỗn hợp đó.


Câu hỏi trang 39 16.2

Hãy kể một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.

Lời giải chi tiết :

Chất tinh khiết: nước cất, bạc, vàng, oxygen,...

Hỗn hợp: gang, thép, không khí, nước cam,...


Câu hỏi trang 39 16.3

Khi hòa tan đường vào nước, đường có bị biến đổi thành chất khác không?

Lời giải chi tiết :

Khi hòa tan đường vào nước, ta được nước đường. Đường không bị biến đổi thành chất khác.


Câu hỏi trang 39 16.4

Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó.

Lời giải chi tiết :

Dung môi

Chất tan

Nước muối

Nước

Muối

Giấm ăn

Nước

Giấm

Nước giải khát có gas

Nước

Đường hóa học, cacbondioxyd, hương liệu, chất tạo màu.


Câu hỏi trang 40 16.5

Em hãy nhận xét về màu sắc, vị của chất rắn thu được và so sánh với muối ăn ban đầu.

Hướng dẫn giải :

Pha 3 – 5 thìa nhỏ muối ăn vào 20ml nước ấm khuấy đều. Nếm thử vị của dung dịch thu được. Nhỏ vài giọt dung dịch lên thìa inox, hơ trên ngọn lửa cho đến khi nước bay hơi hết. Để nguội, quan sát màu sắc và nếm thử vị của chất rắn thu được trên thìa.

Lời giải chi tiết :

Màu sắc: màu trắng giống muối ăn ban đầu.

Vị: mặn giống muối ăn ban đầu.


Câu hỏi trang 40 16.6

Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì có tạo thành huyền phù không?

Lời giải chi tiết :

Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy không tạo thành huyền phù. Vì huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.


Câu hỏi trang 40 16.7

Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.

Lời giải chi tiết :

Nhũ tương: sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khấy trộn),...

Huyền phù: nước phù sa, nước bột màu, nước bùn,...


Câu hỏi trang 40 16.8

Nước đường và nước bột sắn dây có cùng trong suốt không? Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù?

Lời giải chi tiết :

Nước đường và nước bột sắn dây không cùng trong suốt, nước đường thì trong suốt, tuy nhiên nước sắn dây có màu trắng đục.

Do đó, cốc nước đường là dung dịch, cốc nước sắn dây là huyền phù.


Câu hỏi trang 40 16.9

Sau 30 phút, ở mỗi cốc có sự thay đổi nào không?

Lời giải chi tiết :

Cốc nước đường không hiện tượng.

Cốc nước sắn dây thấy có bột sắn lắng xuống đáy cốc.


Câu hỏi trang 40 16.10

Nêu vài ví dụ trong thực tế cho thấy chất rắn, lỏng, khí tan trong nước.

Lời giải chi tiết :

Chất rắn: đường ăn, muối ăn … hòa tan trong nước.

Chất lỏng: rượu, giấm ăn … hòa tan trong nước

Chất khí: khí carbon dioxide trong nước ngọt có gas


Câu hỏi trang 40 16.11

Trong số các chất đã dùng, chất nào đã tan, chất nào không tan trong nước?

Lời giải chi tiết :

Chất tan trong nước: muối ăn, đường

Chất không tan trong nước: đá vôi


Câu hỏi trang 40 16.12

Không làm thí nghiệm, hãy dự đoán bột mì, bột gạo có tan trong nước không.

Lời giải chi tiết :

Dự đoán: bột mì và bột gạo không tan trong nước


Câu hỏi trang 41 16.13

Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng hay nước lạnh? Vì sao?

Lời giải chi tiết :

Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng. Vì các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng.


Câu hỏi trang 41 16.14

Lấy một cốc trong suốt, không màu (bằng nhựa hoặc thuỷ tinh), cho vào đó nước và dầu bôi trơn (hoặc dầu hoả) với tỉ lệ bằng nhau. Dùng đũa khuấy mạnh trong khoảng 30 giây. Quan sát màu sắc, trạng thái của hỗn hợp trước, trong và sau khi khuấy. Nêu nhận xét và giải thích các hiện tượng quan sát được.

Lời giải chi tiết :

Trước khi khuấy: dầu bôi trơn không tan, nổi nên trên vì dầu nhẹ hơn nước.

Trong khi khuấy: các giọt dầu lơ lửng trong nước nhưng không tan trong nước vì khi khuấy sẽ làm các chất trộn với nhau.

Sau khi khuấy: dầu nổi hết lên trên vì dầu không tan và nhẹ hơn nước.


Câu hỏi trang 41 16.15

Khói, bụi là những hỗn hợp rất phổ biến trong đời sống làm chúng ta khó thở. Em có biết những cách nào để không khí có khói, bụi trở nên sạch, dễ thở hơn không?

Lời giải chi tiết :

Những cách nào để không khí có khói, bụi trở nên sạch, dễ thở hơn:

Trồng nhiều cây xanh.

Tuyên truyền mọi người hạn chế đi phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô nên đi các phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp hoặc đi bộ.


Câu hỏi trang 41 16.16

Lấy một cốc chịu nhiệt dung tích 250 mL, cho vào cốc 100 mL nước sạch. Đun nóng cốc đến khi nước gần sôi (chừng 80 hoặc 90°C), vừa khuấy vừa thêm muối ăn vào cho đến khi muối còn dư một ít trong cốc thì dừng khuấy và dừng đun. Nhanh chóng gạn phần nước trong sang một chiếc bát sứ. Để nguội bát sứ về nhiệt độ phòng thì thấy ở đáy bát sứ là muối. Hãy giải thích thí nghiệm trên theo cách hiểu của em.

Lời giải chi tiết :

Để nguội bát sứ về nhiệt độ phòng thì thấy ở đáy bát sứ là muối vì khi đun nóng cho thêm muối thì muối sẽ tan được nhiều hơn khi hòa tan ở nhiệt độ phòng. Sau khi để nguội thì, muối sẽ kết tinh lại.


Câu hỏi trang 41 16.17

Làm thế nào để chứng minh trong nước có khí hoà tan?

Lời giải chi tiết :

Các sinh vật sống trong nước được là nhờ có khí oxygen hòa tan.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK