Câu hỏi trang 23 9.1
Quan sát hình 9.1 SGK KHTN 6, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật thể sống và không sống.
Dựa vào sự đa dạng của chất
Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường lớn lên và sinh sản
Vật không sống không có các khả năng giống vật sống.
Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên
Vật thể nhân tạo là những vật do con người tạo ra.
Vật thể tự nhiên: núi đá vôi, con sư tử, mủ cao su.
Vật thể nhân tạo: bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có gas.
Vật không sống: núi đá vôi, mủ cao su, bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có gas.
Vật sống: con sư tử.
Câu hỏi trang 23 9.2
Hãy kể ra một số chất có trong vật thể mà em biết.
Chất tạo nên vật thể
Lốp xe: cao su
Cơ thể người: nước, chất đạm, chất béo, đường…
Bàn ghế: gỗ,..
Câu hỏi trang 23 9.3
Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học hay tính chất vật lí?
Dựa vào tính chất của chất.
Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học.
Câu hỏi trang 23 9.4
Nhận xét nào sau đây nói về tính chất hóa học của sắt?
a) Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút.
b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
Dựa vào tính chất hoá học của sắt.
b). Vì có sự biến đổi sinh ra chất mới (gỉ sắt).
Câu hỏi trang 24 9.5
Hãy mô tả màu sắc, mùi, thể và tính tan của đường và muối ăn.
Dựa vào tính chất của đường và muối ăn.
Màu sắc |
Mùi |
Thể |
Tính tan |
|
Đường |
Trắng |
Không mùi |
Rắn |
Tan tốt trong nước |
Muối ăn |
Trắng |
Không mùi |
Rắn |
Tan tốt trong nước |
Câu hỏi trang 24 9.6
Khi đun nóng, chất trong bát nào đã biến đổi thành chất khác? Đây là tính chất vật lý hay tính chất hóa học của chất?
Dựa vào tính chất hoá học của đường
Đun nóng đường đã bị biến đổi thành chất khác vì có khói bốc lên, đường hóa đen.
Đây là tính chất hóa học của đường.
Câu hỏi trang 24 9.7
Thực hiện thí nghiệm rang cát tương tự như thí nghiệm đun nóng muối. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
Hiện tượng: Cát chỉ nóng lên chứ không thay đổi gì.
→ Không có sự biến đổi hóa học.
Câu hỏi trang 24 9.8
hực hiện thí nghiệm rang gạo (hoặc thóc) tương tự như thí nghiệm đun nóng đường (hoạt động Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn). Nhận xét hiện tượng xảy ra.
Hiện tượng:
Rang gạo hoặc thóc đến khi có khói bốc lên ⇒ Không có sự biến đổi hóa học.
Tuy nhiên khi rang đến khi có khói đen thì có sự biến đổi hóa học.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK