Trang chủ Lớp 6 Vở thực hành Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) Bài 8. Khác biệt và gần gũi Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 39 Vở thực hành Văn 6: Xem người ta kìa!...

Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 39 Vở thực hành Văn 6: Xem người ta kìa!...

Gợi ý giải Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Xem người ta kìa! trang 39 vở thực hành ngữ văn 6 - Bài 8. Khác biệt và gần gũi. Khi thốt lên “Xem người ta kìa!” người mẹ muốn con mình phải...

Bài tập 1

Bài tập 1 (trang 39, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Khi thốt lên “Xem người ta kìa!” người mẹ muốn con mình phải:

Hướng dẫn giải :

Suy nghĩ xem tại soa mẹ lại nói như thế với con mình.

Lời giải chi tiết :

Khi thốt lên "Xem người ta kìa”, người mẹ muốn con mình làm sao được bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, họ hàng, dòng tộc và cũng không để ai phải phàn nàn, kêu ca về điều gì


Bài tập 2

Bài tập 2 (trang 39, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Đặc điểm của một số đoạn văn trong văn bản Xem người ta kìa!:

a. Đoạn văn ……………đến………………………………………….

dùng lời kể để nêu vấn đề.

b. Đoạn văn từ………………………………..đến………………………………... là lời diễn giải của người viết về vấn đề.

c. Đoạn văn từ…………………đến……………………………………………... dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản và tìm các đoạn văn.

Lời giải chi tiết :

a. Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện: "Xem người ta kìa.... không ước mong điều đó".

b. Đoạn văn là lời diễn giải của người viết: "Mẹ tôi không phải là không có lý do đòi hỏi tôi.... nghe mẹ trách cứ".

c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề: "Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ.... riêng của từng người".


Bài tập 3

Bài tập 3 (trang 39, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Người mẹ có lý khi muốn con mình lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo là vì:

Hướng dẫn giải :

Đọc lại đoạn văn trên và xem người mẹ có lý ở chỗ nào.

Lời giải chi tiết :

- Người mẹ có lý ở chỗ bà mong muốn cho con những điều đúng đắn:

+ Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang

+ Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng

+ Ai chẳng muốn thành đạt

- Sự thành công của người này là ước mơ của người khác. Vì vậy, đã có những người cố gắng vượt lên chính mình nhờ noi gương những người tài giỏi, xuất chúng


Bài tập 4

Bài tập 4 (trang 39, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Để khẳng định: bên cạnh những nét gần gũi, giữa người này và người khác còn có sự khác biệt, người viết đã dùng các bằng chứng:

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn văn thứ năm, tìm ý để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

- Những ví dụ mà tác giả đã đưa ra để làm sáng tỏ ý của câu đó là:

+ Xã hội của con người cũng đa dạng giống như cá tôm dưới biển và chim thú trên rừng

+ Trong lớp của nhân vật tôi, mỗi bạn học sinh đều mang một vẻ sinh động, tính cách, ngoại hình, sở thích khác nhau.

+ Mỗi học sinh đều có một tuổi thơ học trò nghịch ngợm như "quỷ” và chẳng quỷ nào giống quỷ nào.

- Điều mà em học được đó là khi đưa bằng chứng thì cần đưa những ví dụ cụ thể khoa học cho luận điểm mà mình đang trình bày để có thể làm luận điểm của mình trở nên thuyết phục và lôi cuốn bạn đọc hơn.


Bài tập 5

Bài tập 5 (trang 40, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Từ văn bản Xem người ta kìa!, có thể thấy văn bản nghị luận có những yếu tố quan trọng sau đây:

Hướng dẫn giải :

Em xem cách lập luận của văn bản này và tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết :

- Trong văn bản trên, tác giả đã đưa ra lý lẽ cho ý kiến rất thuyết phục đó là: "Ai cũng cần hoà nhập, nhưng sự hoà nhập có nhiều lối chứ không phải một. Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những cái khác biệt vốn có. Sự độc đáo của từng cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú.”

- Như vậy, khi viết bài nghị luận cần chú ý phải đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục để vấn đề nghị luận được sáng tỏ hơn


Bài tập 6

Bài tập 6 (trang 40, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề: Ai cũng có cái riêng của mình.

Hướng dẫn giải :

Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và bám sát vấn đề đề bài yêu cầu.

Lời giải chi tiết :

Trong cuộc sống, ai cũng có cái riêng của mình. Thật vậy, mỗi người đều có một cuộc sống riêng, một hành trình riêng, một tương lai và mọi thứ khác với những người còn lại. Hoàn cảnh xuất thân, cuộc sống và hành trình của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Qúa khứ, hiện tại và tương lai của mỗi người đều khác nhau. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi người đều cần nhận thức được giá trị riêng và xây đắp cho chính cuộc sống của bản thân. Hãy cứ bung tỏa hương sắc của đóa hoa bên trong con người mình ra muôn nơi, để giá trị riêng của bản thân mình làm đẹp tô điểm cho cuộc sống này hơn nữa.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK