Trang chủ Lớp 6 Vở thực hành Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) Bài 4. Quê hương yêu dấu Bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 57 vở thực hành ngữ văn 6: (trang 57 Vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)Ghi chép thông tin...

Bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 57 vở thực hành ngữ văn 6: (trang 57 Vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)Ghi chép thông tin...

Em hãy lựa chọn đọc 1 văn bản và tìm câu trả lời phù hợp điền vào bảng. Gợi ý giải Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 57 vở thực hành ngữ văn 6 - Bài 4. Quê hương yêu dấu Vở thực hành Ngữ văn 6. Ghi chép thông tin, ý tưởng được gợi lên từ bài thơ lục bát mà em tự đọc vào Nhật

Đề bài :

(trang 57 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)

Ghi chép thông tin, ý tưởng được gợi lên từ bài thơ lục bát mà em tự đọc vào Nhật kí đọc sách dưới đây:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày:

Nhan đề bài thơ:

Tên tác giả:

Nội dung chính của bài thơ:

Số khổ thơ trong bài thơ:

Số dòng thơ mỗi khổ:

Các tiếng cùng vần với nhau:

Các đặc điểm về thanh điệu và nhịp của thể thơ lục bát thể hiện trong bài thơ:

Những từ ngữ được sử dụng theo cách mới lạ, thú vị:

Hình ảnh đáng chú ý hoặc gây ấn tượng đặc biệt:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và tác dụng của nó:

Dòng thơ hoặc khổ thơ yêu thích:

Suy nghĩ sau khi đọc:

Hướng dẫn giải :

Em hãy lựa chọn đọc 1 văn bản và tìm câu trả lời phù hợp điền vào bảng.

Lời giải chi tiết :

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày: 10/11/2021

Nhan đề bài thơ: Bầm ơi

Tên tác giả: Tố Hữu

Nội dung chính của bài thơ: Bài thơ ca ngợi tình hình ảnh người mẹ, với tình cảm chân thành, thắm thiết của anh bộ đội với người mẹ nơi hậu phương.

Số khổ thơ trong bài thơ: 9

Số dòng thơ mỗi khổ: 2-8

Các tiếng cùng vần với nhau: ta – xa – thâm – bầm – phùn – run – bùn – non – đon …

Các đặc điểm về thanh điệu và nhịp của thể thơ lục bát thể hiện trong bài thơ: 2/4, 4/4, nhiều thanh bằng.

Những từ ngữ được sử dụng theo cách mới lạ, thú vị: bầm: cách gọi mẹ ở một số địa phương miền Bắc.

Hình ảnh đáng chú ý hoặc gây ấn tượng đặc biệt: Hình ảnh người mẹ già lam lũ ở nhà lo lắng cho con.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và tác dụng của nó: Điệp từ. Thể thơ lục bát mộc mạc nhưng giàu sức biểu cảm. Hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Cách gọi “Bầm ơi!”, từ ngữ địa phương thể hiện sự gắn bó, tình cảm và vô cùng trân trọng.

Dòng thơ hoặc khổ thơ yêu thích:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Suy nghĩ sau khi đọc: Cảm nhận được hình ảnh người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK