Giới thiệu với cả lớp về món ăn truyền thống nhóm em đã chế biến sau đó ghi lại:
Tên món ăn:
Cách em và các bạn đã chế biến món ăn:
- Bước 1: Sơ chế (Dùng dụng cụ nào để sơ chế thực phẩm? Đã làm gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng dụng cụ sơ chế thực phẩm? Sơ chế như thế nào?)
- Bước 2: Chế biến (Dùng dụng cụ nào để chế biến thực phẩm? Đã làm gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng dụng cụ chế biến thực phẩm? Chế biến món ăn như thế nào?)
- Bước 3: Trình bày món ăn
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Tên món ăn: Món bánh xèo
Cách em và các bạn đã chế biến món ăn:
+ Bước 1: Trộn bột bánh xèo
- Cho vào tô 500gr bột bánh xèo cốt dừa, 100ml bia, 1 muỗng cà phê muối, 1/3 muỗng cà phê bột nghệ, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 quả trứng gà, 50gr hành lá cắt nhỏ, 450ml nước lọc.
- Khuấy đều hỗn hợp đến khi bột tan hoàn toàn.
+ Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh xèo
- Đầu tiên, bỏ chỉ đen, lột vỏ tôm và rửa sạch.
- Sau đó, lột vỏ hành tây rồi thái sợi. Nấm hương ngâm mềm, rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Kế đến, băm nhỏ hành tím, tỏi. Cà rốt bào vỏ rồi bào sợi, chừa lại 1 ít để cắt khoanh nhỏ làm nước mắm.
+ Bước 3: Xào nhân bánh xèo
- Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 ít dầu ăn, hành tím băm rồi phi thơm. Khi hành thơm, bạn cho vào tôm, thịt, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê nước mắm. Xào đều nhân trên lửa vừa đến khi chín hoàn toàn.
- Kế đến, cho vào thêm hành tây, cà rốt, nấm hương và tiếp tục xào đến khi rau củ chín.
+ Bước 4: Đổ bánh xèo
- Bắc chảo mới lên bếp, cho vào 1 ít dầu ăn và làm nóng. Khi dầu nóng, bạn cho vào 1 ít hỗn hợp bột bánh rồi tráng thật đều.
- Kế đến, dàn đều hỗn hợp nhân, 1 ít giá lên mặt bánh rồi gấp đôi bánh lại. Rán bánh trên lửa nhỏ đến khi 2 mặt vàng giòn.
+ Bước 5: Làm nước chấm bánh xèo
- Cho vào tô 3 muỗng canh nước mắm, 6 muỗng canh nước lọc, 1 ít bột ngọt, 5 muỗng cà phê đường, nước cốt của 2 quả chanh, 2 muỗng cà phê giấm, 1 ít tiêu, cà rốt cắt khoanh và 1 ít tỏi băm, 1 ít ớt.
- Khuấy đều hỗn hợp đến khi đường tan là hoàn tất.
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK