Hùng suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc Hùng thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, Hùng thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì Hùng cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp mình. Nhiều lần như vậy, lớp trưởng góp ý thì Hùng nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa!”
Câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về lời nói và việc làm của Hùng? Theo em Hùng thiếu tính gì?
2/ Nếu là bạn của Hùng thì em sẽ khuyên bạn điều gì?
Học sinh đọc thông tin về bạn Hùng và trả lời các câu hỏi bên dưới
1/ Em có nhận xét về lời nói và việc làm của bạn Hùng như sau:
- Em sẽ không đồng tình với việc làm của Hùng vì Hùng thiếu tính tự lập:
+ Hùng suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ
+ Trong cuộc sống và học tập bạn đều ỷ lại vào người khác: Hùng thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra; Hùng thường ỷ lại vào bác giúp việc; Hùng cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp mình.
+ Không tự lo liệu, xây dựng cho cuộc sống tương lại của mình…
- Theo em, Hùng thiếu sự tự lập.
2/ Nếu là bạn của Hùng thì em sẽ khuyên bạn như sau:
+ Bạn nên lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập để khắc phục những biểu hiện chưa tự lập của mình.
+ Nếu Hùng cứ ỷ lại vào bố mẹ, bạn bè như vậy bạn sẽ đánh mất giá trị của bản thân, không được người khác kính trọng, tương lai bạn làm điều gì cũng khó,…
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.
Nguồn : Kiến ThứcLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK