Rừng nhiệt đới có vai trò hết sức quan trọng đối với nhân loại. Em hãy tìm hiểu thông tin để viết một bài tuyên truyền về bảo vệ rừng nhiệt đới. (Gợi ý các nội dung: tầm quan trọng của rừng nhiệt đới, sự suy giảm của rừng nhiệt đới, các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới).
Vận dụng các kiến thức đã học về rừng nhiệt đới để viết bài tuyên truyền.
Học sinh tự hoàn thiện bài theo truyền của mình theo các gợi ý sau:
- Tầm quan trọng của rừng nhiệt đới:
+ Là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật;
+ Điều hòa khí hậu;
+ Góp phần hạn chế một số thiên tai như lũ lụt, hạn hán, lở đất;
+ Cung cấp các loại thuốc quý, thức ăn cho con người;
+ Giá trị về du lịch.
- Sự suy giảm rừng nhiệt đới:
+ Rừng nhiệt đới đang ngày càng suy giảm nhanh chóng. Năm 2016 là năm có tốc độ rừng suy giảm lớn nhất, chủ yếu do hiện tượng El Nino và cháy rừng không được kiểm soát ở Brazil và Indonesia. Đó là chưa kể các nguyên nhân khác, trong đó có việc phát triển ngành chăn nuôi và trồng trọt thiếu bền vững.
+ 5 quốc gia có diện tích rừng nguyên sinh mất đi nhiều nhất thế giới là Brazil (13.500km2), Congo (4.800km2), Indonesia (3.400km2), Colombia (1.800km2) và Bolivia (1.500km2).
+ Theo các nhà khoa học, cứ mỗi phút, diện tích rừng tương đương với 30 sân bóng đá bị mất đi. Đáng lo ngại, khoảng 1/3 diện tích rừng bị phá hủy là rừng nhiệt đới nguyên sinh - nơi có nhiều loài động vật hoang dã phong phú nhất hành tinh và là nơi hấp thụ nhiều khí CO2 vốn là “thủ phạm” của tình trạng Trái đất nóng lên.
- Các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới:
+ Xây dựng kế hoạch khai thác rừng một cách hợp lí;
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia;
+ Phòng chống cháy rừng;
+ Vận động đồng bào định canh định cư;
+ Trồng rừng;
+ Tăng cường giáo dục bảo vệ rừng.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK