Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức Bài 7: Thế giới cổ tích (Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức) Hãy nêu những việc chính mà Thạch Sanh đã làm. Do đâu mà một số hành động của Thạch Sanh làm cho truyện trở nên hấp dẫn?...

Hãy nêu những việc chính mà Thạch Sanh đã làm. Do đâu mà một số hành động của Thạch Sanh làm cho truyện trở nên hấp dẫn?...

Đọc kĩ đoạn trích và chỉ ra những việc chính Gợi ý giải Câu 2 - Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 7 trang 10 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức.

Hãy nêu những việc chính mà Thạch Sanh đã làm. Do đâu mà một số hành động của Thạch Sanh làm cho truyện trở nên hấp dẫn?

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích và chỉ ra những việc chính

Lời giải chi tiết:

- Trong truyện, Thạch Sanh đã làm những việc như sau:

+ Chấp nhận kết nghĩa anh em với Lý Thông và giả từ túp lều dưới gốc đa để về ở với mẹ con Lý Thông.

+ Nhận lời đi canh miếu thay cho Lý Thông, nửa đêm chém chết trăn tinh, xả xác trăn tinh khổng lồ làm hai, chặt đầu, nhặt bộ cung tên bằng vàng của trăn tinh.

+ Bị Lý Thông lừa dối để cướp công giết trăn tinh, Thạch Sanh về lại gốc đa, ngày ngày đi đốn củi.

+ Đại bàng cắp công chúa bay qua phía trên túp lều, Thạch Sanh dùng cung tên bằng vàng bắn trúng, và lần theo vết máu tìm được chỗ ở của đại bàng.

+ Nhận lệnh vua đi tìm công chúa, Lý Thông lại đến túp lều của Thạch Sanh để cậy nhờ. Thạch Sanh đã xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa. Sau khi công chúa được đưa lên, Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại bằng cách dùng đá lấp cửa hang.

+ Thạch Sanh đi sâu vào hang, dùng cung tên bằng vàng bắn tan cũi sắt cứu con vua Thuỷ Tề, được vua Thuỷ Tề tiếp đãi rất hậu và được tặng một cây đàn.

+ Hồn trăn tinh và đại bàng hợp sức báo oán, Thạch Sanh bị vu vạ và bị bắt giam vào ngục. Trong ngục, Thạch Sanh đem đàn ra gảy khiến công chúa đang bị câm bỗng lại nói cười. Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.

+ Sau khi kể lại cho nhà vua nghe toàn bộ sự thật, Thạch Sanh được giải oan, được nhà vua gả công chúa cho.

+ Đối phó với hoàng tử các nước chư hầu, Thạch Sanh đem đàn ra gảy, khiến binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân. Thạch Sanh thết đãi hàng vạn binh lính của mười tám nước bằng cơm trong một cái niêu, nhưng họ ăn mãi không hết.

- Một số hành động của Thạch Sanh làm cho truyện trở nên hấp dẫn vì:

+ Thứ nhất, đó là những việc phi thường, không ai làm nổi (giết trăn tinh, chém đại bàng cứu công chúa,...).

+ Thứ hai, có sự tham gia của đồ vật hoặc con vật có tính chất kì ảo (những con vật sống lâu thành tinh như trăn tinh, đại bàng; bộ cung tên bằng vàng, cây đàn, niêu cơm thần kì,...).

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK