Hãy đặt tên cho sản phẩm của mình và trao đổi về bài thực hành của các thành viên trong nhóm theo 1 số gợi ý sau
Bài thực hành của bạn có những nét gì? Với những nét này, em có thể tạo được những hình gì khác?
Học sinh quan sát bài thực hành của mình và trả lời câu hỏi
+ Bài thực hành của em có những nét sau: đường tròn, đường xoáy nước, xoáy hình vuông, những nét gạch chéo
+ Với những nét này, em có thể tạo được rất nhiều hình khác nhau, ví dụ: Túi họa tiết thổ cẩm, váy, quần áo
Em thích bài thực hành nào nhất? Hãy chia sẻ về những điều mà em thích trong bài thực hành đó
Tùy theo cảm quan mỹ thuật của học sinh
Bài thực hành em thích nhất là bài của bạn A. Em rất thích cách bạn sử dụng những hình tròn xoáy nước và chấm xanh, kèm theo những ô màu hồng, trông giống như họa tiết của vảy cá. Chúng làm bông hoa trở nên rất kỳ ảo, giống như 1 chiếc kích vạn hoa vậy. Hơn thế nữa, những họa tiết phụ là những bông hoa màu tối, những hình tam giác nhỏ trên đường thẳng, những cánh hoa tựa như hoa rẻ quạt càng khiến tác phẩm trở nên bí ẩn, khiến ta có cảm giác khi nhìn vào tranh, ta như bị thôi miên vậy
Nhận xét về sự lặp lại của các hình trong trang trí đường diềm dưới đây:
Học sinh quan sát và nhận xét về sự lặp lại của các hình trong trang trí đường diềm
Trong hình chúng ta thấy rất nhiều họa tiết lặp lại: con voi vòi cuộn nhành hoa, họa tiết ở 2 bên đường diềm, các hoạt tiết ấy được sắp xếp lặp lại liên tục trên một dải băng dài tạo nên nhịp điệu, và đều là họa tiết đối xứng. Các họa tiết đều được vẽ cùng nhau, lặp đi lặp lại, cùng tương quan màu sắc và đậm nhạt
Chúng ta cần có sách giáo khoa, vở vẽ, bút chì, màu vẽ, cọ vẽ, giấy vẽ và các dụng cụ mỹ thuật khác để thực hiện các bài vẽ.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Mỹ thuật hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" ("mỹ",theo tiếng Hán-Việt, nghĩa là "đẹp"). Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Kiến trúc. Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" (đẹp + nghệ thuật), Mĩ thuật là một lĩnh vực văn hóa (vật thể) do con người tạo ra . Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị thẩm mỹ của một công trình kiến trúc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK