Bài 1
Em cùng các bạn chơi trò chơi “Đoán cảm xúc”
Hình ảnh: Trang 43 SGK
- Tổ chức trò chơi.
- Liên hệ thực tế.
Cách chơi:
- Chia lớp thành hai đội chơi.
- Mỗi đội cử một bạn lên thể hiện cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ dựa theo mẫu giấy có ghi sẵn các cảm xúc như: vui, buồn, bất ngờ,... để các thành viên còn lại đoán.
- Trong 2 phút, đội nào có số lượng đáp án đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.
Bài 2
Em sẽ có cảm xúc như thế nào trong các tình huống sau:
Hình ảnh: Trang 43 SGK
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ bản thân.
Tình huống 1:
Khi em làm vỡ món đồ kỉ niệm của bố, em sẽ cảm thấy buồn, hối hận vì bản thân đã không cẩn thận vì đó là món quà rất có ý nghĩa với bố.
Tình huống 2:
Khi bạn không giữ lời hứa với em thì em sẽ cảm thấy buồn, thất vong, tức giận hoặc có thể thông cảm cho bạn nếu bạn có việc đột xuất.
Tình huống 3:
Khi một anh trong trường thường xuyên bắt em phải xách cặp cho anh, em sẽ cảm thấy mệt khi phải sách cặp; hoặc tức giận, lo lắng, sợ hãi.
Tình huống 4:
Khi em được khen ngợi, em sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
Bài 3
Đóng vai thể hiện cảm xúc trong những tình huống sau:
Hình ảnh: Trang 43, 44 SGK
Khi em được tặng quà
Khi em bị bạn trêu
Khi bạn không muốn chơi với em Khi em vô tình làm em bé ngã
- Đóng vai.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Học sinh phân vai đóng các nhân vật.
Tình huống 1: Khi em được tặng quà.
- Lúc đó, em sẽ tỏ thái độ rất hạnh phúc, thích thú, vui vẻ.
- Không quên nói lời cảm ơn các bạn: “Cảm ơn các bạn vì món quà. Tớ rất thích”.
Tình huống 2: Khi em bị các bạn trêu.
- Lúc đó em sẽ tỏ thái độ buồn, xấu hổ, tức giận.
- Em có thể vui vẻ trêu đùa lại các bạn.
Tình huống 3: Khi bạn không muốn nói chuyện với em.
Lúc đó, em sẽ tỏ thái độ buồn, cô đơn, thất vọng, bực tức.
Tình huống 4: Khi em vô tình làm em bé ngã.
- Lúc đó, em sẽ tỏ thái độ sợ hãi, lo lắng.
- Sau đó, em hãy chạy đến đỡ em bé lên, hỏi thăm em bé và nói lời xin lỗi: “Anh xin lỗi nhé! Em có đau chỗ nào không?”
Học Đạo đức cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về đạo đức, lối sống.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Đạo đức là hệ thống các quy tắc và chuẩn mực được cộng đồng và xã hội chấp nhận, giúp định hình hành vi và giá trị của con người. Đạo đức không chỉ là phẩm chất cá nhân mà còn là nền tảng của một xã hội văn minh và bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK